Món ăn có thể không phải thủ phạm, chuyên gia lo ngại thức ăn bị nhiễm vi sinh vật ở nhiều khâu, có thể là khâu nấu nướng và vận chuyển.
Cụ thể, theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa (>Hà Nội) đánh giá về nguy cơ >ngộ độc thực phẩm thông tin trên VietNamNet, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ món ăn nào, và ở rất nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nước uống. Vì vậy, ông đánh giá món ăn có thể không phải thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm mà do con người lúc chế biến và vận chuyển.
Theo PGS Thịnh, quá trình lựa >chọn thực phẩm dù rất tốt, tươi sống, đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng vẫn có thể nhiễm vi khuẩn từ nhà bếp tới bàn ăn. Qua báo cáo của Chi cục An toàn thực phẩm, chuyên gia lo ngại thức ăn bị nhiễm vi sinh vật ở khâu nấu nướng và vận chuyển.
"Nhà trường nấu rồi cho thực phẩm vào các dụng cụ và vận chuyển đến trang trại với số lượng lớn như vậy nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ xảy ra. Nếu hộp đựng thức ăn không sạch sẽ, người chia phần ăn tay chưa vệ sinh, đầu tóc, quần áo không đảm bảo cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc", PGS Thịnh nhận định.
Trong số hơn 900 học sinh tham gia dã ngoại nhưng có hơn 70 học sinh phải đi cấp cứu dù ăn cùng món. Về vấn đề này, PGS Thịnh lý giải có học sinh chỉ xuất hiện dấu hiệu nhẹ, có em lại phải vào cấp cứu là vì mức độ tiêu thụ thực phẩm khác nhau.
"Có trẻ ăn nhiều, có bé lại ăn ít. Nếu học sinh càng ăn nhiều thì lượng độc tố đi vào cơ thể càng cao. Ngoài ra, tình trạng tùy theo thể trạng >sức khỏe từng người mà mức độ ngộ độc có thể khác nhau. Người có cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn", chuyên gia này cho biết.
Học sinh có thể bị nhiễm loại vi khuẩn nào?
PGS Thịnh cho biết nếu các học sinh bị nhiễm tụ cầu hoặc khuẩn E-coli thời kỳ ủ bệnh thường ngắn từ 30 phút đến 6 giờ. Triệu chứng là đột ngột đau bụng dữ dội và nôn nhiều, thường xuất hiện sớm trước khi bị tiêu chảy. Một số trường hợp không bị tiêu chảy, không sốt hoặc sốt rất nhẹ. Biểu hiện nặng nhất có thể mất nước nhiều dẫn đến trụy tim mạch, thường gặp ở trẻ nhỏ và người già yếu, người có miễn dịch kém.
Theo vị chuyên gia này, đa phần bệnh nhân ngộ độc thực phẩm do nhóm vi sinh vật ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nhiễm vi khuẩn Salmonella hoặc Botulinum, bệnh nhân dễ diễn biến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Cũng theo Báo Sức khỏe và >đời sống thông tin trước đó, Trường Tiểu học Kim Giang hàng ngày tổ chức cho 2.398 học sinh ăn bán trú tại trường. Khoảng 6h45 phút ngày 28/3/2023 nhà trường có tổ chức cho 915 học sinh khối 1 và khối 2 đi tham quan tại Nông trại giáo dục Cánh Buồm Xanh (xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) nên khu vực ăn bán trú cho học sinh được chia thành 02 khu: Khu vực 1 ăn tại nhà trường gồm 1.483 học sinh; Khu vực 2 ăn tại Nông trại giáo dục Cánh Buồm Xanh gồm 915 học sinh.
Đồ ăn trưa cho học sinh được nấu tại trường và vận chuyển đến địa điểm trải nghiệm. Món ăn gồm: Cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh Oreo Kinh Đô. Thời gian ăn trưa lúc 11h00 trong ngày.
Trong quá trình đi trải nghiệm học sinh có mang theo đồ ăn vặt, nước uống từ nhà đi và sử dụng nước uống đóng chai 19L của trang trại Cánh Buồm Xanh.
Đến 14h30 phút, học sinh di chuyển từ trang trại về trường, tại trường một số học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn, 02 cháu có biểu hiện đi ngoài phân lỏng 2-3 lần. Từ 15h30 phút đến 18h00 cùng ngày có tổng số 50 học sinh có cùng biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng được chuyển khám bệnh viện. Trong đó: Bệnh viện Bạch Mai: 21 cháu, Bệnh viện đa khoa Đống Đa: 05 cháu, Bệnh viện Xây dựng: 22 cháu, Bệnh viện Nhi TW: 01 cháu, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn: 01 cháu.
Cũng theo báo cáo này, Trường Tiểu học Kim Giang đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh (Tập thể Công ty Bắc Hà, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội). Công ty Cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh báo cáo: Khoảng 5h20 phút ngày 28/3/2023 nhập nguyên liệu thực phẩm, đến khoảng 6h bắt đầu sơ chế, 8h-9h chế biến, 9h45 phút bắt đầu vận chuyển thức ăn sang khu dã ngoại bằng xe ô tô chuyên dụng, trong đó thức ăn được bảo quản trong các thùng inox có nắp đậy, có niêm phong.
Đến khoảng 11h cô giáo chủ nhiệm chia suất ăn cho học sinh tại khu dã ngoại trong nhà trẻ. Đến 15h30 cùng ngày học sinh về trường và xuất hiện các triệu chứng nôn, đau bụng.
Chi cục ATVSTP Hà Nội cũng đã cử 01 Tổ phối hợp phòng Y tế, Trung Tâm Y tế Gia Lâm lấy mẫu cần thiết tại Nông trại giáo dục Cánh Buồm Xanh. Đồng thời, đề nghị bếp ăn tập thể Trường Tiểu học Kim Giang tạm dừng hoạt động để điều tra rõ nguyên nhân.