Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa cấp cứu cho bé gái P.Đ.T.T (17 tháng tuổi, trú tại phường Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) bị hóc hạt dưa hấu.
Theo thông tin từ VietNamNet, bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa cấp cứu cho bé gái P.Đ.T.T (17 tháng tuổi, trú tại phường Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) bị hóc hạt dưa hấu.
Trước đó 1 tiếng, bé T. ăn dưa hấu. Sau ăn, trẻ có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, khó thở, thở rít nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã khẩn trương cho làm xét nghiệm, chụp X-quang ngực phát hiện một dị vật. Các bác sĩ đã nhanh chóng gắp ra cho trẻ.
Dẫn tin từ Cổng thông tin điện tử TP.Hải Phòng, ngày 25/6 mới đây, bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cũng tiếp nhận 1 trường hợp trẻ bị hóc dị vật. Cụ thể, bé Đ.B.N trú tại xã Việt Tiến (huyện Vĩnh Bảo), được gia đình đưa tới khoa Hô hấp bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong tình trạng: Trẻ mệt, môi tím nhẹ, trẻ khò khè, thở rít, ho khan, tức ngực.
Qua thăm khám toàn thân, các bác sĩ cho biết, trẻ ngồi chơi ngậm chi tiết lego đồ chơi có kích thước 3x3mm do vô ý trẻ nuốt phải và trôi vào đường thở.
Sau khi nuốt phải dị vật trẻ ho sặc sụa, nôn khan, khó thở, tức ngực người nhà đã cho trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Bảo cấp cứu sau đó chuyển viện sang Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nhập khoa Hô hấp điều trị.
Tại đây, các bác sĩ đã khẩn trương cho chụp CT Scanner ngực tìm dị vật, làm các xét nghiệm máu, khí máu, sau khi có kết quả về vị trí dị vật, các bác sĩ tiến hành hội chẩn lãnh đạo bệnh viện chuẩn bị kíp nội soi phế quản gắp dị vật.
Tại bệnh viện, nhờ chẩn đoán và can thiệp kịp thời , ê kip bác sĩ tại bệnh viện đã tiến hành gắp dị vật thành công, lấy mảnh ghép lego ra khỏi khí quản bệnh nhi.
Vì sao trẻ dễ bị hóc dị vật ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóc dị vật ở trẻ nhỏ, mà điều quan trọng là do sự lơ là, chủ quan, thiếu kiểm soát của người lớn:
Trẻ còn nhỏ rất tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh và bỏ vào miệng tất cả những gì rơi vào tầm tay.
Trẻ ăn uống khi đang khóc hoặc đùa giỡn khi có thức ăn trong miệng.
Trẻ ăn thức ăn dễ hóc, không phù hợp với từng lứa tuổi. Bé chưa có răng hàm nên không thể nhai và nghiền nát hoàn toàn các mẩu thức ăn cứng. Việc nhai và nuốt cũng chưa thuần thục (quả có hạt như nhãn, chôm chôm, loại hạt cứng, thạch rau câu, hạt trân châu...).
Nhận biết trẻ bị dị vật đường thở.
Trẻ đang bú, đang ăn hoặc đang chơi đột nhiên lên cơn ho sặc sụa, mặt đỏ và/ hoặc tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức, ý thức trẻ lịm dần...
Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn có thể ngưng thở ngay lập tức, tiếp đó hôn mê và tử vong.
Những sai lầm thường gặp phải trong sơ cứu hóc dị vật.
Nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi sơ cứu cho trẻ bị hóc dị vật, khiến tình trạng của trẻ không giải quyết được mà còn nặng hơn như:
Nhiều phụ huynh mất bình tĩnh để nhận định có phải trẻ bị hóc dị vật đường thở không? Thiếu kiến thức về xử trí sơ cứu không đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật.
Cố gắng lấy tay hoặc các vật khác vào miệng trẻ để móc dị vật ra: có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây trầy xước, chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của trẻ.
Sử dụng một số mẹo dân gian như: cho trẻ nuốt cơm, hoa quả,...điều này có thể khiến tình trạng hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn.
Vuốt xuôi ngực: Mỗi khi trẻ sặc hay nghẹn, nhiều bậc phụ huynh vuốt ngực cho trẻ, đây là cách làm sai vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở