Ca sinh mổ ‘mẹ tròn con vuông’, ê kip bác sĩ cùng gia đình vui mừng đón 2 em bé chào đời, một em bé còn nguyên trong ‘bọc điều’ rất hiếm gặp.
Trẻ chào đời vẫn nằm trong bọc ối là trường hợp hiếm. Theo dân gian, đây cũng là "điềm lành". Thông tin từ Báo VietNamNet cho hay,Sản phụ 28 tuổi ở Hà Nội sinh non hai bé một trai một gái, một bé khi ra đời còn nguyên trong bọc ối.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Đạo, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết sản phụ sinh năm 1995, mang thai lần đầu, nhập viện trong tình trạng vỡ ối non ở tuần thai thứ 31, nhiễm trùng nặng tuy nhiên cổ tử cung vẫn đóng chặt.
Tình huống buộc bác sĩ phải mổ cấp cứu lấy thai. Bé trai chào đời trước, nặng 1,5kg. Bé gái còn lại vẫn còn trong bọc ối, các bác sĩ phải rạch túi nước ối đưa ra ngoài, nặng 1,6kg. "Sau sinh, hai bé được bọc túi ngay để tránh hạ thân nhiệt, sau đó được chuyển khoa Sơ sinh nuôi trẻ non tháng", bác sĩ Đạo cho biết.
Túi ối có vai trò như nơi trú ngụ và nuôi dưỡng thai nhi. Một túi ối có 2 lớp bọc, được gọi là màng ối và màng đệm. Nước ối có màu nhờ và trong, giúp thai nhi trôi nổi, cử động dễ dàng. Với sản phụ sinh mổ, túi ối cũng có thể bị vỡ do thao tác của bác sĩ phẫu thuật. Do đó, tình trạng màng ối được giữ nguyên vẹn cho đến khi trẻ sinh ra rất hiếm gặp.
Những trường hợp đẻ bọc điều là do túi ối dày và dai hơn bình thường, trẻ sinh non hoặc sản phụ có tử cung giãn và mềm, ca sinh đa thai. Trẻ chào đời trong túi ối còn nguyên còn được gọi là "đẻ bọc điều".
Do được bao bọc và bảo vệ hoàn toàn bởi màng ối trong suốt cuộc sinh, nên trẻ ra đời còn nguyên bọc ối không gặp nguy cơ nào. Sau khi bọc ối chứa thai nhi được sinh ra, bọc sẽ tự vỡ, nếu không vỡ, các bác sĩ rạch túi ối, cho nước thoát ra, bóc lớp màng ối ra khỏi người bé. Sau đó, các bác sĩ sẽ cắt dây rốn và tiếp tục những thủ tục chăm sóc sau sinh.
Bác sĩ Đạo cho biết "đẻ bọc điều" rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/80.000 ca sinh nở. Ca song thai mà có một bé chào đời với toàn bộ cơ thể vẫn nằm nguyên trong bọc ối càng hiếm gặp hơn.
Thông tin từ VnExpress trước đó, một em bé đẻ "bọc điều" tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, hiện tượng hiếm gặp, em bé nặng 2,8 kg ra đời ở tuần thai 36 bằng phương pháp sinh mổ (ngày 24/8). Quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, hiện tại hai mẹ con khỏe mạnh, xuất viện về nhà.
"Theo quan niệm dân gian, bé chào đời nằm trong túi ối như một 'quả cầu nước' là hiện tượng lạ mang lại niềm may mắn cho em bé, gia đình. Để chứng kiến hiện tượng này thì phải có yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Khi đủ điều kiện, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật đỡ em bé trong bọc ối lách ra buồng tử cung, đưa em bé ra ngoài nhẹ nhàng", bác sĩ Hiền Lê cho biết thêm.Với bác sĩ có tay nghề cao thì việc đưa một em bé nguyên túi ối ra ngoài không có gì khó khăn. Khi bé ra ngoài, bác sĩ sẽ làm vỡ bọc ối, không gây nguy hiểm cho trẻ.
Thông tin từ Zing cũng cho hay, một người phụ nữ ở Thanh Hóa mang song thai, sinh 2 bé gái. Trong đó, em bé thứ 2 chào đời vẫn còn nguyên trong bọc ối.
Thông thường, sản phụ khi sinh con, túi ối sẽ bị vỡ để thai nhi chui ra khỏi bụng mẹ. Trường hợp em bé chào đời vẫn trong túi nước ối được dân gian gọi là sinh bọc điều. Đây được xem là "điềm lành" ở cả Việt Nam và trên thế giới.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Quyên, Phó trưởng khoa Phụ nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội, cho biết túi ối có vai trò như nơi trú ngụ và nuôi dưỡng thai nhi chưa chào đời. Một túi ối có 2 lớp bọc, được gọi là màng ối và màng đệm.
Dịch bên trong túi ối, còn gọi là nước ối, có màu nhờ và trong, giúp thai nhi trôi nổi, cử động dễ dàng. Nước ối cũng giúp duy trì nhiệt độ bất biến cho môi trường nuôi dưỡng đứa trẻ, tránh bị va đập tổn thương, có thể thở và nuốt.
Túi ối bắt đầu hình thành và chứa đầy dịch chỉ trong vài ngày sau khi phụ nữ mang thai. Nước ối có thành phần chủ yếu là nước, nhưng từ khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ, thai nhi sẽ thải một lượng nhỏ nước tiểu vào dịch ối.Trẻ được sinh trong bọc ối là trường hợp hiếm, bởi thông thường khi chuyển dạ, cổ tử cung của sản phụ đã mở, tạo ra áp lực cho buồng ối. Áp lực này tương đối lớn, màng ối sẽ vỡ, nước ối chảy ra ngoài.
Với sản phụ sinh mổ, túi ối cũng có thể bị vỡ do tác động của dao mổ. Do đó, tình trạng màng ối được giữ nguyên vẹn cho đến khi trẻ sinh ra rất hiếm gặp.
Theo bác sĩ Quyên, trẻ sinh bọc điều có thể gặp ở cả sinh thường và sinh mổ. Tuy nhiên, ở trẻ sinh thường hiếm thấy hơn sinh mổ.
"Trẻ không gặp nguy cơ nào vì đã được bao bọc và bảo vệ hoàn toàn bởi màng ối trong suốt cuộc sinh. Sau khi bọc ối chứa thai nhi được sinh ra, chúng sẽ tự vỡ và em bé chào đời. Nếu bọc không vỡ, các bác sĩ rạch túi ối, cho nước thoát ra. Bóc lớp màng ối ra khỏi người bé. Sau đó, các bác sĩ sẽ cắt dây rốn và tiếp tục những thủ tục chăm sóc sau sinh ", bác sĩ Quyên cho hay.
Việc chăm sóc em bé này không có gì khác biệt so với thông thường. Vì vậy, cha mẹ không cần lo lắng.