Theo WHO, tính số ca COVID-19 toàn cầu mới, theo tháng, dữ liệu đưa ra là những con số bất ngờ.
Thông tin từ Báo Người Lao Động cho hay, trong dữ liệu mới nhất mà WHO thống kê được (tính từ ngày 2 đến 29-1), toàn thế giới có thêm 20 triệu ca> COVID-19 trong tháng qua, nâng tổng số ca ghi nhận từ đầu đại dịch lên hơn 753 triệu. Số ca tử vong toàn cầu trong tháng qua tăng vọt 65% so với tháng trước, tận 114.372 ca, trong đó Tây Thái Bình Dương tăng tận 173% so với tháng trước với 76.354 ca.
Tây Thái Bình Dương cũng là khu vực dịch tễ "nóng nhất" khi chiếm tới 80% ca COVID-19 toàn cầu trong tháng qua, tiếp nối nhiều tháng "đầu bảng" trước đó với tỉ lệ thấp hơn khoảng 40-50%.
Châu Mỹ chiếm 12% số ca được báo cáo toàn cầu, châu Âu chiếm 7%, các khu vực dịch tễ khác bao gồm Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và châu Phi chiếm dưới 1%.
Tây Thái Bình Dương là một khu vực dịch tễ bao gồm một phần châu Á, châu Úc. Phân tích chi tiết về số ca "khủng" ở khu vực này cho thấy chủ yếu số ca cao vọt là do dữ liệu sốc từ phía Trung Quốc: Thêm hơn 11,3 triệu ca mắc mới và 62.759 ca tử vong chỉ trong 28/31 ngày của tháng 1 (tức không bao gồm số tử vong trong giai đoạn cao điểm trước là tháng 12 và 2 ngày đầu tháng 1).
Đứng thứ nhì cả về số ca mắc lẫn tử vong là Nhật bản với hơn 3,2 triệu ca mới và 10.022 ca tử vong chỉ trong tháng qua; đứng thứ ba về số ca mắc mới là Hàn Quốc (hơn 1 triệu ca); đứng thứ ba về số ca tử vong là Úc (1.633 ca).
Theo VnExpress trước đó, kể từ ngày 8/1 Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới và bỏ lệnh cách li kiểm dịch. Đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) phân tích, Việt Nam đã mở cửa giao thương đối với tất cả các nước. Vì vậy, việc Trung Quốc mở cửa biên giới với Việt Nam cũng là điều tất yếu.
Ngày 6/1, Bộ Y tế cho biết hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và TPHCM.
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, dịch COVID-19 sẽ diễn biến phức tạp; các biến chủng, biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vắc xin giảm dần theo thời gian; cùng với việc mở cửa, nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ số trường hợp mắc COVID-19 gia tăng.
Kể từ tháng 6 năm 2022, Omicron là biến thể đáng quan ngại duy nhất lưu hành trên toàn cầu, tuy nhiên, từ biến thể Omicron, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của một số biến thể phụ, bao gồm XBB - là biến thể tái tổ hợp - được kết hợp từ hai biến thể phụ khác của Omicron. Biến thể XBB và các biến thể phụ của nó đã được phát hiện tại hơn 10 quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam và sẽ tiếp tục lây lan trong thời gian tới”.
Các biện pháp chẩn đoán và bảo vệ hiện tại vẫn có hiệu lực - bao gồm cả các vắc xin phòng COVID-19 được WHO phê chuẩn. Những loại vắc xin phòng COVID-19 này đã chống chọi tốt với các biến thể mới và vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do COVID-19”.
WHO cho rằng trong bối cảnh virus đang tiếp tục lây lan, tất cả các quốc gia và người dân vẫn đối mặt với một số nguy cơ.
Trong thời điểm hiện tại, WHO khuyến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa với biến thể XBB tương tự như đã thực hiện đối với các biến thể phụ khác của Omicron và COVID-19 nói chung.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch đặc biệt quan trọng đối với các nhóm có nguy cơ cao, bao gồm: người lớn tuổi, nhân viên y tế, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, giáo viên, phụ nữ mang thai và những người lao động thiết yếu. WHO khuyến khích mọi người cảnh giác để giữ >sức khỏe và an toàn bằng cách rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang ở những nơi đông người và trong không gian kín.