Trong gia đình, những người không phải là F0 việc chăm sóc như thế nào để không nhiễm bệnh cũng rất quan trọng.
Chia sẻ với Infonet/VietNamNet, cử nhân Trần Thị Nga – Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong nhà có người bệnh Covid-19 cách ly tại nhà thì các thành viên khác cũng cần tuân thủ cách ly để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Đối với người nhiễm bệnh không có triệu chứng được cách ly tại nhà và trong suốt thời gian cách ly tại nhà thì người đó không ra khỏi phòng, người cách ly không tiếp xúc với vật nuôi, khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng và người cách ly tại nhà phải tự theo dõi thân nhiệt của mình hàng ngày thông báo cho nhân viên y tế những dấu hiệu thay đổi để được tư vấn kịp thời.
F0 tự làm vệ sinh hàng ngày cả trong phòng cách ly và thu gom rác thải lại, không vứt chất thải bừa bãi. F0 phải thực hiện lấy mẫu xét nghiệm định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong gia đình, những người không phải là F0 việc chăm sóc như thế nào để không nhiễm bệnh cũng rất quan trọng.
- Người sống cùng nhà với F0 cũng hạn chế ra khỏi nhà vì trong gia đình có người cách ly y tế. Gia đình có người già, bệnh nền trước khi cách ly y tế cho F0 thì những người nguy cơ nên duy chuyển sang chỗ ở khác để an toàn hơn. Vì đó là người dễ lây nhiễm trong quá trình có >F0 cách ly tại nhà.
- Trong nhà có người là F0 thì người chăm sóc cũng tự theo dõi, tự đo thân nhiệt, xét nghiệm có gì báo cho y tế địa phương. Tốt nhất người chăm sóc cho người bệnh là người cố định chăm sóc trong thời gian cách ly, người thực hiện chăm sóc là người khỏe mạnh, đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ, không tiếp xúc với người mắc bệnh.
- Người sống cùng nhà phải cung cấp đầy đủ cho F0 để người cách ly yên tâm, không phải di chuyển ra ngoài làm phát tán virus. Người sống cùng nhà cũng thực hiện vệ sinh khử khuẩn hàng ngày như F0 vậy.
- Virus có khả năng phát tán ra môi trường qua giọt tiết hô hấp thông qua hắt hơi, ho sẽ làm virus ra môi trường nên mọi người nên đeo khẩu trang nhiều nhất có thể. Vì trong nhà có người nhiễm bệnh thì nguy cơ virus trong nhà sẽ rất lớn. Các thành viên khác trong gia đình đều thực hiện nghiêm thông điệp 5K, thực hiện theo hướng dẫn của y tế cơ sở để thực hiện phòng chống dịch.
Sử dụng khẩu trang như thế nào?
Sử dụng khẩu trang giúp giảm phát tán virus, vì vậy khẩu trang phải đảm bảo che kín mũi miệng, luôn mang trong quá trình cách ly trừ lúc ăn và vệ sinh cá nhân. Trước khi đeo khẩu trang và loại bỏ khẩu trang đều vệ sinh tay sạch sẽ, giảm nguy cơ phơi nhiễm. Đeo khẩu trang đúng chiều trên dưới, mặt trái, phải, đeo khẩu trang ôm khít mặt và mũi.
Xử lý quần áo như thế nào?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì quần áo, đồ vải của người mắc Covid-19 sau khi dùng xong thì có thể sử dụng xà phòng giặt, ngâm trong xà phòng 20 phút, sử dụng nước ấm tối đa nhất có thể để tiêu diệt virus, vi khuẩn. Giặt bằng xà phòng xong có thể sử dụng phơi khô hoặc sấy khô bằng máy. Khi đó sẽ không phát tán virus ra ngoài môi trường.
Với bát đũa ăn?
Hiện trong gia đình đang sử dụng nước rửa chén hàng ngày thì có thể sử dụng để vệ sinh bát đũa được, không cần phải ngâm cồn, hay ngâm cloramin B
Rác thải của F0 nên xử lý như thế nào?
Rác thải của bệnh nhân sẽ được thu gom ngay trong phòng cách ly. Bởi vì trong phòng cách ly cần bố trí thùng rác có nắp đạp chân, có túi nilon lót vào. Rác thải trước khi chuyển ra ngoài phải buộc chặt miệng túi.
Người gom rác thải bàn giao cho công ty vệ sinh môi trường sẽ phải mang khẩu trang y tế và găng tay khi mang rác thải ra ngoài.
Rác thải của người nhiễm bệnh được thu gom theo quy định của công ty vệ sinh môi trường. Điều quan trọng là khi thu gom từ phòng ra ngoài dung dịch cloramin B được khuyến cáo sử dụng trong các vụ dịch từ sốt xuất huyết, tay chân miệng, dịch Covid-19 cũng được sử dụng hóa chất này.
Sử dụng phải đúng tỷ lệ 0,1 %. Khi sử dụng hóa chất này phải đeo khẩu trang, kính che mặt. Lau hóa chất cloramin B 10 phút sau lau lại với nước sạch để không ảnh hưởng tới >sức khỏe.
Còn các loại nước tẩy sẵn 2 trong 1 đang được bán trên thị trường dùng hoàn toàn bình thường.