Theo thông tin từ Tiền Phong, ngày 13/10, ông Dương Minh Tùng, Chủ tịch UBND huyện Ba Tri (Bến Tre) thông tin, trên địa bàn xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri vừa xảy ra hai trường hợp tử vong nghi do bị >ngộ độc rượu.
Trước đó, ngày 9/10, ông Lê Quang Cường (SN 1988) cùng với ông Trà Văn Em (SN 1957) và ông Đỗ Văn Tâm (SN 1983) cùng cư trú ấp Nhơn Quới (xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri) tổ chức nhậu tại nhà ông Em, đến trưa cùng ngày thì dừng và ông Tâm về nhà.
Trưa 10/10, ông Tâm có dấu hiệu mệt mỏi, gia đình đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu. Tại đây, bệnh nhân được cấp cứu nhưng đã tử vong nên gia đình đưa về mai táng. Phía Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu cho biết khi tiếp nhận bệnh nhân Tâm, người nhà cho biết bệnh nhân Tâm đã uống nhiều rượu trong 2 ngày liền.
Cùng thời gian này, các ông Lê Quang Cường và Trà Văn Em tiếp tục uống rượu 3 lần nữa vào tối 9/10, sáng và tối 10/10. Đến sáng 11/10, ông Trà Văn Em có dấu hiệu mệt mỏi nên được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ba Tri, tiếp đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu nhưng đã tử vong trên đường đi.
Nguyên nhân ngộ độc rượu
Nguyên nhân chính gây> ngộ độc rượu do uống quá nhiều trong thời gian ngắn hay lạm dụng liên tiếp trong thời gian dài. Rượu được hấp thu vào máu chủ yếu từ ruột non, một số được hấp thu qua dạ dày. Thời gian rượu hấp thu vào máu nhanh hơn thời gian đào thải rượu ra khỏi cơ thể.
Khoảng 5% -10% lượng rượu được bài tiết trong nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Hơn 90% lượng rượu uống vào được chuyển hóa ở gan, ethanol từ rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde, được oxy hóa thành CO2 và nước. Khi uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn, gan không đủ khả năng để xử lý hết lượng cồn trong máu, ethanol từ rượu đi vào trong máu nhiều dẫn đến ngộ độc rượu. Nồng độ cồn trong máu tùy vào mức độ sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.
Nôn là triệu chứng phổ biến ở ngộ độc rượu từ vừa đến nặng; bởi vì nôn thường xảy ra kèm theo ý thức lơ mơ, sặc gây tắc nghẽn đường thở. Ở Mỹ, định nghĩa ngộ độc rượu là BAC ≥ 0,08% (≥ 80 mg/dL, 17,4 mmol/L). BAC (viết tắt của từ Blood Alcohol Content) là chỉ số đo lường được sử dụng để đo lượng rượu trong máu của một người sau khi uống rượu.
Nam giới có tỷ lệ ngộ độc rượu cao hơn do uống nhiều hơn phụ nữ. Ngoài ra, đối tượng dễ bị ngộ độc rượu không chỉ phụ thuộc vào việc uống nhiều rượu mà còn ảnh hưởng từ các yếu tố sau:
- Trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI.
- Sức khỏe tổng thể.
- Khả năng chịu đựng rượu.
- Các loại thức ăn gần đây.
- Dùng ma túy và các chất gây nghiện.
- Uống khi bụng đói.
- Uống thuốc xong uống rượu.
- Uống rượu không rõ nguồn gốc và thành phần.
- Pha rượu với các nguyên liệu khác như: nước ngọt, thảo dược…