Sau khi bỏ ra 200 triệu tiêm 700cc filler để sở hữu cặp mông quả đào, chị N.D.T (42 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) phải vào viện cấp cứu vì cặp mông bị áp-xe hoại tử, thủng lỗ chi chít.

Văn Hiên (t/h) 14:38 23/07/2023

Theo báo Tin tức thông tấn xã Việt Nam, sáng 23/7, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh Viện JW cho biết, thời điểm bệnh nhân N.D.T nhập viện, ổ viêm nhiễm xuất hiện cả hai bên mông và xâm lấn xung quanh.

Qua khai thác bệnh sử, chị T. cho biết, chị đã nhờ người thân mua 700cc filler “châu Âu” để tiêm vào mông, tạo bờ mông quả đào sexy thay vì phải đến bệnh viện thẩm mỹ lớn để làm.

Cụ thể, vào tháng 1/2022 chị T. đã được một người quen (không phải bác sĩ hay nhân viên y tế) mời đến nhà riêng để tiêm 300cc filler “châu Âu” vào mông. Sau 9 tháng, chị T. lại đến nhà người quen để dặm thêm 400cc filler “châu Âu” vào vòng ba với mong muốn cặp mông quả đào thêm căng tròn và sexy.

Thế nhưng, chỉ 3 ngày sau đó, chị T. lên cơn sốt cao, cặp mông sưng phù, đau nhức dữ dội. Không thể cầm cự trong suốt 10 ngày liên tục nên chị T. đã đến 1 trạm y tế cấp cứu xử lý nạo áp-xe.

Tuy nhiên, vài tháng sau đó khối áp-xe lại tiếp tục tái phát, đau nhức liên tục nhiều ngày nên chị T. đã quyết định tìm đến một thẩm mỹ viện khác tại TP Hồ Chí Minh để chữa trị. Tại đây, chị T. được tư vấn nạo hút áp-xe kết hợp đặt túi >độn mông tái tạo lại vòng 3 với giá 70 triệu.


Các bác sĩ xuyên đêm cấp cứu cặp mông bị hoại tử, ăn mòn tận xương đùi, xương cùng cụt của bệnh nhân T. Ảnh: BVCC

Tháng 1/2023 chị T. được bác sĩ rạch 3 đường mổ dài 15cm trên hai bên mông để nạo hút dịch mủ. Tuy nhiên, thẩm mỹ viện này không đặt túi độn mông như cam kết và tình trạng áp-xe mông vẫn không hoàn toàn khỏi mà vẫn đau nhức liên tục.

Gần 1000cc gồm filler, dịch mủ, mô hoại tử và nhiều tạp chất không xác định được các bác sĩ lấy ra từ mông chị T. Ảnh: BVCC

Thấy không lành, chị T. tiếp tục đến thẩm mỹ viện cầu cứu nhưng chỉ nhận lại sự thờ ơ, sau đó chị bị chặn liên lạc.

Theo thông tin VnExpress, theo các chuyên gia, >tiêm filler chỉ thích hợp với những vùng có diện tích nhỏ như mũi, cằm, má, môi, tai. Riêng vùng ngực là nơi nhạy cảm, khi tiêm filler số lượng lớn có thể gây rất nhiều biến chứng.

Cụ thể, ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể bị sưng đỏ, bầm tím, đau, dị ứng (ngứa, phát ban) vùng ngực. Một số phản ứng dị ứng thường gặp như hoại tử tuyến sữa, mô mềm, da, núm ti, có thể nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Ở thể nặng hơn, nếu tiêm vào mạch máu, động mạch, có thể gây tắc mạch và hoại tử mô xung quanh vùng ngực. Nguy cơ thuyên tắc mạch phổi, phù phổi cấp, suy hô hấp, tử vong nhanh chóng nếu tiêm vào tĩnh mạch.

Đặc biệt, kỹ thuật này đòi hỏi được thực hiện bởi các bác sĩ đào tạo bài bản tại cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị y tế đảm bảo vô trùng. Nếu người tiêm không được đào tạo cũng như không tuân thủ nguyên tắc chuyên môn, có thể gây tai biến cho người sử dụng.

Tiến sĩ, bác sĩ Tống Thanh Hải, Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và Tái tạo, Bệnh viện bỏng Quốc gia, cho biết thêm, nhiều trường hợp tiêm filler không rõ nguồn gốc, dẫn đến chất này vẫn còn trong cơ thể, tạo các ổ nhiễm trùng tiến triển âm thầm.

"Về lâu dài, chất này làm biến dạng ngực, để lại sẹo xấu co rút, phải điều trị nhiều lần, ảnh hưởng >sức khỏe, tâm lý và kinh tế của bệnh nhân", ông Hải nói.

 

Văn Hiên (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe