Bệnh nhân có bướu cổ rất to, nặng 1kg và đã bị vôi hóa sau 30 năm mang trên người.

My My (t/h) 11:28 13/02/2023

Theo Báo Người Lao Động, đây là >khối u tuyến giáp độ 4 khổng lồ, người phụ nữ mang trong mình suốt 30 năm.

Bệnh nhân là bà M.N.A (52 tuổi, ở Đồng Tháp), có bướu cổ to nhưng hoàn cảnh đặc biệt không chữa trị nhiều năm nay.

Bệnh viện đã vận động nhà hảo tâm hỗ trợ và ca mổ được thực hiện. Sau 5 giờ, các bác sĩ bóc ra khối u nặng 1kg với kích thước thùy phải là 89x98x120mm và thùy trái là 60x50x117mm.

BSCK2 Trần Như Hưng Việt, Trưởng Khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu – Bướu cổ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết bướu giáp quá to, chèn ép gây hẹp 1/3 khí quản nên việc đặt nội khí quản để tiến hành gây mê, phẫu thuật là một thách thức lớn cho cả ê-kíp.

Khối u của nữ bệnh nhân. Ảnh: Báo Người Lao Động

"Với sự phối hợp của các chuyên khoa, chúng tôi đã loại bỏ bướu to, vôi hóa, đa nhân, chèn ép và đẩy lệch cấu trúc xung quanh, bảo tồn những cấu trúc quan trọng như thần kinh thanh quản, khí quản và mạch máu lớn vùng cổ. Đây cũng là khối u lớn nhất bệnh từng ghi nhận", BS Việt thông tin.

Thông tin từ Báo VTV cho biết, một bệnh nhân tại Hà Nội cũng đã sử dụng kĩ thuật >bóc tách khối u khổng lồ chèn ép đường thở. Người nhà cho biết: Bệnh nhân phát hiện khối u này cách đây khoảng 15 năm trước, tuy nhiên không điều trị do khối u lành tính. Khoảng 4 năm trở lại đây, khối u to dần gây khó khăn trong sinh hoạt.

Cách đây 4 ngày, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong tình trạng khó thở độ một, giọng khàn, hạn chế quay cổ, ăn uống khó.

Sau khi thăm khám, thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, qua siêu âm và chụp CT Scaner cho thấy: hai thùy kích thước rất lớn, có nhiều khối tỷ trọng hỗn hợp, một vài khối trong có vôi hóa, các khối phát triển lan rộng ra xung quanh gây chèn ép dây thanh.

Mọi người nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng, chọc hút tế bào để phát hiện sớm nếu bệnh tiến triển thành ung thư. Ảnh: Internet

Các cấu trúc lân cận phát triển sâu xuống trung thất, vượt qua đường nối giữa hai khớp ức đòn, thùy phải có khối hỗn hợp âm, khối lớn kích thước 6,7 x 3,1 cm; thùy trái có nhiều khối hỗn hợp bờ đều, khối lớn kích thước 8,3 x 5,8cm.

Bệnh nhân được chẩn đoán có u nang lành tính ở tuyến giáp rất lớn, chèn ép đường thở, mạch máu, chỉ định phẫu thuật bắt buộc.

Kíp phẫu thuật đã tiến hành bóc tách khối u cho bệnh nhân. Sau hơn 1 giờ đồng hồ, khối u bóc ra chia thành hai phần, đều có kích thước gần bằng quả bưởi, nặng gần 1 kg. Sau ca phẫu thuật, >sức khỏe người bệnh ổn định, dự kiến ra viện sau 5-7 điều trị.

Các bác sĩ cho biết: Khối u quá to nên làm biến dạng toàn bộ vùng cổ và toàn bộ mốc giải phẫu. Khó nhất là khi mổ ở thùy bên trái, khối u đã đẩy toàn bộ khí quản lệch khỏi vị trí ban đầu. Kíp phẫu thuật phải cẩn thận phẫu thuật từng lớp để bóc tách nguyên vẹn khối u.

Bên cạnh đó, do khối u quá to, chèn ép đường thở nên khi đặt ống nội khí quản, bác sĩ phải đặt lần thứ 4 và phải dùng ống cúp kết hợp đèn trên mới đặt được nội khí quản cho bệnh nhân.

Theo các bác sĩ, khối u tuyến giáp rất dễ phát triển lớn, gây ảnh hưởng thẩm mỹ và cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Bộ Y tế và thế giới thống nhất chỉ định phẫu thuật khi khối u tuyến giáp có đa nhân, kích thước lớn, nghi ngờ ung thư.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng, chọc hút tế bào để phát hiện sớm nếu bệnh tiến triển thành ung thư.

 

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe