Vào ngày 9/5, Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc giành cú đúp HCV ở môn điền kinh SEA Games 32. Đáng chú ý, phần thi chung kết 2 nội dung 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại vật mà VĐV 38 tuổi tham dự chỉ cách nhau 20 phút.
Một ngày sau khi giành HCV chạy cự ly 5.000m, >Nguyễn Thị Oanh lại tiếp tục khiến cả Đông Nam Á sửng sốt khi chiến thắng 2 cả hai nội dung khó 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại vật trong buổi chiều 9/5. Chỉ có khoảng 16 phút nghỉ ngơi giữa hai phần thi đấu lại khiến "nữ hoàng điền kinh" làm nên điều phi thường như vậy.
Xét về yếu tố chuyên môn hai nội dung 1500m và 3000m CNV có kỹ thuật hoàn toàn khác nhau. Ở nội dung 3000m CNV, VĐV không chỉ cần sức bền, điều phối nhịp cái tốt mà phải còn có kỹ thuật vượt qua thanh chắn, hố nước... Ngoài ra, việc thi đấu hai cự ly trung bình trong thời gian ngắn là thử thách về mặt thể chất, đồng thời có nguy cơ dẫn đến chấn thương. Ở thời điểm khó khăn buộc phải thi đấu, bản thân Nguyễn Thị Oanh đã không thể nghĩ nhiều hơn ngoài việc tập trung cao độ.
Nguyễn Thị Oanh sinh năm 1995, trong gia đình thuần nông, có 8 chị em ở xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh chị em nên từ nhỏ Oanh đã phụ giúp bố mẹ công việc gia đình, đồng áng.
Vào năm 2014, khi đang tập luyện Oanh phải rời đội vì bị bệnh viêm cầu thận tưởng như cô đã phải từ giã sự nghiệp. Khi đó Oanh bị sưng phù hết từ cổ đến mặt. Cô phải nhập viện điều trị, sau đó phải dừng tập hoàn toàn, kiêng ăn dầu mỡ, gia vị mặn nên bị thiếu i ốt dẫn đến teo cơ. Vì bị bệnh, Oanh từng có thời gian trầm cảm, tự ti và ngại tiếp xúc với mọi người. Vậy nhưng sau 6 tháng điều trị, Oanh đã trở lại tập luyện. Chính bản thân cô cũng không thể ngờ rằng 9 năm sau bạo bệnh, mình đã thành tượng đài của điền kinh Việt Nam và Đông Nam Á.
Với một vận động viên lên đội tuyển quốc gia, tiền lương là 270.000 đồng x 26 ngày công, tương đương 7.020.000 đồng/tháng. Khi không tập trung, mức lương của còn 180.000 đồng x 26 ngày công, tức là 4.680.000 đồng/tháng. Nguyễn Thị Oanh cũng không ngoại lệ.
Để trang trải cuộc sống, Oanh cùng một người bạn tranh thủ bán quần áo và giày tập thể thao để kiếm thêm thu nhập. Thời gian gần đây vì lịch tập luyện quá dày đặc, Oanh không trực tiếp bán nữa nên khi có người hỏi cô chuyển sang cho người bạn của mình.
Con đường của Nguyễn Thị Oanh cũng như các VĐV khác, tài năng được phát hiện từ thể thao phong trào và quyết định theo đuổi thể thao chuyên nghiệp. Khi đến một độ tuổi nhất định, họ đi học nâng cao chuyên môn để có thể chuyển sang công tác huấn luyện trong tương lai. Cuối năm 2022, nữ VĐV đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp tại ĐH TDTT Bắc Ninh.
Thực ra bên ngoài đường chạy, Oanh cũng chỉ là một cô gái 28 tuổi bình thường, thích đi mua sắm, thích đi ăn uống với bạn bè,... Oanh thích làm nail. Với nhiều người, đây chỉ là một hoạt động bình thường, muốn làm lúc nào cũng được. Tuy nhiên với Oanh nói riêng và các VĐV nữ nói chung, đặc thù công việc khiến làm nail trở thành thứ xa xỉ.