Khi được lựa chọn, các ‘Thánh nữ’ sẽ phải thiến thân cho ‘Thần’, khi đó họ sẽ có được vinh quang tối cao nhưng họ cũng không ngờ được rằng cánh cửa địa ngục đã từ từ mở ra với họ.
“Thánh nữ” là tên gọi có nguồn gốc từ truyền thống của Ấn Độ cổ đại, chủ yếu lựa chọn các cô gái trẻ từ các gia đình nghèo vào các ngôi đền để làm >nô lệ tình dục cho các cao tăng và trưởng lão Bà La Môn. Các cô gái trẻ được dạy rằng, để trở thành “Thánh nữ” họ phải hiến thân cho “Thần”, như vậy sẽ có được sự thánh thiện và vinh quang tối cao. Nhưng trên thực tế, cánh cửa tử thần đang từ tử mở ra với họ. Tên gọi “Thánh nữ” nghe có vẻ ngây thơ và vô cùng thiêng liêng, nhưng phía sau đó là những “giao dịch đặc biệt” đầy cay đắng.
Theo Sohu, việc tuyển chọn “Thánh nữ” ở Ấn Độ diễn ra vô cùng khắt khe. Yêu cầu để lựa chọn đó là: Các cô gái này khoảng 10 tuổi, thân thể còn nguyên vẹn và có ngoại hình xinh đẹp. Sau khi các cô gái được chọn làm “Thánh nữ”, sẽ phải rời khỏi ngôi nhà quen thuộc của mình đến các ngôi đền sinh sống.
Các ngôi đền sẽ tổ chức một nghi lễ để cô gái được chọn chính thức trở thành “Thánh nữ”. Các cô gái đội những bông hoa xinh đẹp trên đầu và mặc trang phục truyền thống để nghe giảng đạo trong tiếng nhạc. Sau khi buổi lễ này kết thúc, buổi tối sẽ diễn ra một nghi lễ chọn “Thần”, đây là những vị “Thần” mà “Thánh nữ” sẽ phải phục vụ. Với nhiều người, “Thần” chỉ là hư ảo, vậy “Thánh nữ” sẽ phục vụ ai?
Trên thực tế, đội ngũ tăng lữ trong các ngôi đền chính là hiện thân của các vị thần, các “Thánh nữ” sẽ phải hiến thân cho các vị thần này. Mượn chức danh của “Thần”, đội ngũ tăng lữ trong các ngôi đền đã che giấu thói ích kỷ và các hành động xấu xa của mình để >lạm dụng tình dục với các “Thánh nữ”. Họ nói với “Thánh nữ” rằng, đây chính là vinh quang tối cao.
Ở Ấn Độ, khi một cô gái trở thành “Thánh nữ” điều đó có nghĩa cô gái ấy đã kết hôn với một vị thần và phải phục vụ trong ngôi đền đó suốt cuộc đời mình. Các cô gái không thể kết hôn như những người bình thường khác và cũng không được phép nảy sinh tình cảm với người đàn ông khác. Thông thường, các “Thánh nữ” sẽ quỳ bên cạnh tượng Phật, và được các tín đồ đến đền thờ phụng. Những tín đồ này cho rằng các “Thánh nữ” chính là hóa thân của “Thần”. Trong mắt các tín đồ, “Thánh nữ” vô cùng cao quý và trang nghiêm, “Thánh nữ” chính là hình mẫu cho tất cả phụ nữ.
Trên thực tế, cuộc sống của các “Thánh nữ” vô cùng thê thảm, họ phải dùng thân thể của mình để hầu hạ các trưởng lão và cao tăng trong đền. “Thánh nữ” bị tăng lữ coi như tài sản riêng và tùy ý chơi đùa. Họ không một chút thương xót hay tôn trọng "Thánh nữ". Với các tăng lữ, “Thánh nữ” không khác gì nô lệ tình dục cho họ. Rất nhiều “Thánh nữ” từ khi còn nhỏ đã bị mắc bệnh nhưng không được điều trị tốt, vì các ngôi đền liên tục tuyển chọn “Thánh nữ” nên họ không muốn mất tiền để điều trị cho những người bị bệnh.
Khi tuổi trẻ không còn, ngoại hình xuống sắc và không đáp ứng được nhu cầu của các tăng lữ, các “Thánh nữ” sẽ bị đuổi ra khỏi đền một cách tàn nhẫn. Khi đó, “Thánh nữ” sẽ bị người khác khinh thường, cũng không thể kết hôn sinh con, không có gia đình để nương tựa. Họ không có kỹ năng tự nuôi sống bản thân nên chỉ có thể trở thành >gái làng chơi trong những khu đèn đỏ, bán nhan sắc của mình để tìm cơ hội sống sót. Bệnh tật và cô đơn chính là kết cục cuối cùng của các “Thánh nữ” Ấn Độ.