Tình yêu của cậu nhỏ tôi, tôi cảm thấy rất đỉnh.
Cậu đợi mợ nhỏ tôi 16 năm.
Đúng vậy, cậu ấy và mợ nhỏ tôi bị chia rẽ, nguyên nhân là vì gia đình của mợ nhỏ chê cậu tôi nghèo.
Sau khi cậu biết mình không có hy vọng, cậu tự mình lái thuyền tiễn cô gái mình yêu nhất đi lập gia đình (thời đó rất nhiều cuộc đón dâu đều đi đường thủy.)
Vào ngày tiễn đưa ấy, cậu cũng bỏ đi biệt xứ luôn, cậu độc thân bôn ba bên ngoài tám năm, dù rằng chẳng phải quá mức giàu sang, nhưng cũng có chút thành tựu.
Sau đó cậu về quê, nghe người ta nhắc đến mợ nhỏ có cuộc sống rất cực khổ. Quả thật rất thảm thương, lấy một người đàn ông ăn chơi, rượu chè, gái gú, cờ bạc, nghiện ngập, có hết mọi tật xấu, lại còn bạo hành gia đình hết lần này đến lần khác.
Cậu nhỏ tôi chạy đến hỏi mợ nhỏ: "Em còn sẵn lòng gả cho anh không?"
Mợ nhỏ hỏi lại cậu: "Gả thế nào, em không xứng với anh dù chỉ một chút."
Cậu nhỏ tôi nói, chỉ cần em sẵn lòng mà thôi.
Vì vậy mợ nhỏ tôi và chồng cũ đã đệ đơn ly hôn.
Quá trình này rất gian khổ, mợ bị đánh đập thậm tệ, bị yêu cầu ra khỏi nhà, bị yêu cầu từ bỏ quyền nuôi con và bị yêu cầu bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.
Và tất nhiên còn có sự phản đối kịch liệt của ông bà ngoại tôi nữa.
Người đàn ông lần đầu cưới vợ, phụ nữ tái hôn, thời ấy chắc chắn không được chấp nhận.
Nhưng trải qua tám năm, cuối cùng mợ nhỏ tôi cũng giành lại được tự do. Nhưng còn phải chờ nhà chồng chấp nhận, nhắc đến là buồn cười, người dẫn mợ nhỏ vào không phải là cậu nhỏ tôi, mà là tôi.
Mặc dù đã từng tiếp xúc riêng tư trước đây, nhưng ông bà ngoại tôi dưới sự khiêu khích của cậu cả tôi, nên vẫn luôn không chấp nhận cô con dâu này.
Bình thường thì có thể kéo dài, nhưng đến năm mới, nhất định phải đưa con dâu về thăm nhà.
Lúc tôi đi chúc tết, liền thấy một mình mợ nhỏ đứng ngoài cửa hứng gió lạnh.
Mẹ tôi hỏi: "em trai tôi vẫn chưa thuyết phục được à?"
Sau khi mợ nhỏ gật đầu, mẹ tôi đi vào nhà trước. Bố tôi không lên tiếng, cũng đi theo phía sau. Tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn tình cảnh ấy dù lúc đó tôi mới học lớp bảy. Cũng không biết lấy can đảm ở đâu mà kéo mợ nhỏ vào nhà. Mọi người đều sững sờ.
Bình thường ông ngoại tôi là người hiểu rõ tôi nhất, nên kìm nén sự giận dữ hỏi tôi một câu: "Thạch Đầu, ai cho phép con dẫn người ngoài vào nhà?"
Lúc ấy mợ nhỏ tôi nghe xong, lập tức xoay người muốn rời đi thì bị tôi đứng chặn cửa lại.
Sau đó tôi bắt đầu ầm ĩ trước mặt mọi người: "Bởi vì mợ ấy là mợ nhỏ của con, bởi vì mợ ấy đã đến nhà con mấy lần rồi, bởi vì tất cả những cô gái mà ông làm mai cho cậu nhỏ đều không xinh đẹp bằng mợ, ông ngoại ơi, rốt cuộc mọi người có ý gì vậy ạ? Mợ nhỏ đều sống ở nhà cậu nhỏ kia mà, mọi người còn phản đối cái quái gì!"
Mẹ tôi nghe xong ra vẻ muốn đánh tôi.
Cậu nhỏ tôi ngăn lại. Mợ nhỏ tôi che chở cho tôi.
Náo loạn một lúc lâu, ông ngoại tôi nói: "Thôi đi! Qua năm mới rồi, ăn cơm trước đã."
Cậu cả tôi nhảy ra nói: "Cứ vậy mà quên đi ư?"
Ông ngoại tôi liếc cậu cả một cái: "Quên cái suy nghĩ ấy của mày đi, em mày cả đời này không kết hôn, ai là người có lợi? Gia đình chúng ta không xây dựng tàn dư phong kiến, người lớn mà còn không hiểu chuyện bằng một đứa trẻ."
Vì thế, cuối cùng mợ nhỏ tôi cũng vào được cửa.
Tôi nghĩ rằng dù trên thế giới này không có gặp gỡ tốt đẹp nhất, nhưng nhất định phải có cố gắng mới có thể gặp lại nhau hoặc tái hợp với nhau.
Cậu mợ nhỏ của tôi, giờ đây đã sống cùng nhau hơn 20 năm rồi.
Ngay cả con trai của mợ nhỏ tôi, chẳng có huyết thống gì với tôi, cũng coi tôi như người thân trong gia đình.
Bây giờ tôi nhớ đến hai người bọn họ, một người thì dịu dàng trí thức, một người thì si tình không hối hận, có thể được coi như một đôi trai tài gái sắc.
Nhưng đôi trai tài gái sắc này đã được định trước không thể thoát khỏi sự ép buộc của thời cuộc, vận mệnh vẽ cho họ một nét bút nặng nề "hoạn nạn gặp được chân tình".
Cậu nhỏ tôi vì mợ nhỏ mà có thể chậm trễ đến chuyện cả đời.
Mợ nhỏ tôi vì cậu nhỏ mà có thể dứt khoát kiên quyết, đi ra khỏi nhà, thậm chí trả tiền cho sự tự do của mình.
Điều khiến người khác lo lắng nhất là một người phụ nữ hiếu thắng như vậy khi lao đến tình yêu, còn bị nhà chồng xem thường, nói đến đầu đuôi ngọn ngành thì cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, vào thời đại của mợ ấy, có gì sai chứ? Làm một người phụ nữ, mợ ấy chẳng có cách nào để phản kháng.
Tôi cảm thấy điều duy nhất mà mợ nhỏ có thể đặt cược đó chính là tình yêu của cậu nhỏ đối với mợ mười năm không hề thay đổi.
Vậy nên chẳng sợ nhiều năm gió rét cắt da, chẳng sợ mọi người ai cũng xem thường, chỉ cần có cậu nhỏ bầu bạn và ủng hộ, trong lòng mợ vẫn còn một hơi ấm, chống đỡ cậu, băng và tuyết, lượn quanh lâu dài.
Tôi nhớ hôm đó vào đêm giao thừa, mợ nhỏ của tôi không được ngồi lên bàn và phải luôn ở trong nhà bếp phụ việc bếp núc.
Mãi đến khi thức ăn được đưa lên hết, mợ không kìm được mà chạy đến sân sau khóc lớn.
Lúc ấy cậu nhỏ tôi uống hơi say, nói một câu mà suốt đời tôi chẳng thể quên: “Chúng ta còn cả một chặng đường dài phía trước, em ở bên anh. Bố mẹ không chấp nhận em thì thôi, anh đã đặt vé máy bay xong rồi, chúng ta cao chạy xa bay.”
Cậu có sự liều lĩnh của mình, mợ có sự chững chạc bình tĩnh của riêng mợ.
Đồng cam cộng khổ, không bao giờ từ bỏ.
Mà hoạn nạn gặp chân tình của cậu mợ nhỏ, dạy con người ta phải biết trân trọng tận đáy lòng.
Không phải ai cũng có thể đúng một độ tuổi gặp được đúng người, dù gặp đúng người chưa chắc đã đem đến cho bạn tình yêu như ý muốn.
Tôi cảm thấy nếu thời gian có thể quay ngược lại, cậu nhỏ vẫn lựa chọn quen biết mợ nhỏ, dù sẽ có những vết sẹo, nhưng sự ấm áp trong lòng khi nhớ lại thì chẳng ai có thể mang lại được.
Có một vài người, nhất định cả đời chỉ đủ để yêu một người.