Thời xưa “nam nữ thụ thụ bất thân” là lẽ thường tình, trừ khi giữa nam và nữ đã kết hôn nếu không cần duy trì khoảng cách nhất định và cấm tiếp xúc thể xác. Yêu cầu này đối với góa phụ càng khắt khe hơn.
Góa phụ là chỉ những người có chồng nhưng chồng đã mất. Theo đạo lý phong kiến xưa, nếu trở thành góa phụ thì việc tái hôn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Hơn nữa, thời cổ đại là xã hội nam quyền, nhiều đàn ông trong xã hội có vai trò quan trọng, là trụ cột gia đình, phụ nữ mất chồng cũng không khác gì thiếu vắng đi cơ sở để sinh tồn, trở thành một nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương.
Bởi vì môi trường và hoàn cảnh sống của người góa phụ thời xưa cũng tương đối khó khăn, thiếu thốn, nếu những người nghèo khổ và ăn xin đi xin bố thí của những người góa phụ thì rất khó khăn cho cả 2 bên.
Không chỉ thế, “chết đói không gõ cửa nhà góa phụ” là đạo lý tuân thủ cơ bản nhất của người xưa. Thời đó cho rằng, một người đàn ông đứng trước nhà một phụ nữ góa phụ, thị phi sẽ nhiều, phiền phức cũng vậy. Nếu ai đó thường xuyên đến gõ cửa nhà phụ nữ góa phụ sẽ trở thành chủ đề để hàng xóm bàn tán xôn xao.
Có tài liệu cho rằng nếu không may chồng qua đời thì người vợ nhất định phải chịu cảnh góa bụa cà đời, không được tái hôn với người khác. Nếu những góa phụ này bị phát hiện lén lút qua lại với người đàn ông khác sẽ phải gánh chịu hậu quả thê thảm. Những người trong dòng họ và dân làng sẽ cho người phụ nữ đó vào lồng heo và thả chìm xuống sông.
Cổ nhân có câu “4 thứ không sờ, nhất là eo góa phụ” cũng vì điều này .Phụ nữ thời xưa tự hào về việc lập “vòm trinh tiết”, góa phụ cần nghiêm khắc yêu cầu những việc mình làm, giữ khoảng cách nhất định với đàn ông, không được gây hiểu lầm, nếu không sẽ bị hàng xóm phỉ nhổ. Nếu một người đàn ông chạm vào eo của bà góa, đó sẽ là một thảm họa cho cả hai bên.
Bởi vậy, người xưa cho rằng “chết đói cũng không gõ cửa nhà góa phụ” để tránh vướng vào thị phi, tổn hại đến danh tiếng 2 bên.
Thời xưa, nếu phụ nữ bị chồng bỏ, người khác thường cho rằng người phụ nữ như vậy ắt hẳn đã phạm phải lỗi lầm gì to lớn.
Còn “góa phụ” lại là một tình huống bị động, chồng mất là việc chẳng ai mong muốn nên thường không liên quan trực tiếp đến phẩm hạnh của người này.
Cũng có nhiều góa phụ sau khi chồng mất, vẫn một lòng vất vả nuôi con khôn lớn, đồng thời cố hết sức phụng dưỡng cha mẹ chồng, cho nên những cơ cực, dũng cảm, kiên cường của người phụ nữ ấy thường được người khác khâm phục.
Ngày nay thời thế đã đổi khác, nam nữ đã bình đẳng, không còn như xưa. Việc góa phụ hay tái giá cũng không còn quan niệm như trước, ai cũng có quyền được tìm hạnh phúc cho riêng mình. Phụ nữ mất chồng vẫn có thể bước tiếp, đi tìm tình yêu mới khi tinh thần đã ổn định, những vết thương không còn giằng xé.