Cất công chinh phục người đẹp và chỉ được xếp ở vị trí "con cóc thứ 13", nhà văn vĩ đại vẫn có lúc xiêu lòng ngoại tình để rồi đích thân cô vợ bản lĩnh phải đứng ra dùng chiêu độc giữ chồng.
Cuộc sống hôn nhân chưa bao giờ toàn là êm đềm, dễ chịu. Đôi khi, ngay cả những người trong cuộc cũng chẳng thể kiểm soát nổi khi kẻ thứ ba muốn chen chân vào. Tuy nhiên, cách giải quyết của người vợ ra sao sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng.
Theo đuổi suốt bốn năm với 400 lá thư tình mới nhận được cái gật đầu từ người đẹp
Thẩm Tòng Văn là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông đã cưới người vợ Trương Triệu Hòa - vốn là học sinh của mình. Tuy vậy, bên trong cuộc hôn nhân này cũng có nhiều điều khiến người ta phải ngẫm nghĩ.
Những năm 1930, Thẩm Tòng Văn đã là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng. Ông được nhận giảng dạy tại một học viện ở Thượng Hải. Thời điểm đó, thầy Thẩm không có bằng Đại học nên cực kỳ lo lắng, mặt đỏ tía tai. Đó chính là ấn tượng đầu tiên Thẩm Tòng Văn mang đến cho Trương Triệu Hòa - một nữ sinh con nhà giàu ngồi dưới.
Khi đó, thầy Thẩm 26 tuổi còn tiểu thư nhà họ Trương 18. Người đàn ông ấy yêu cô nữ sinh tinh nghịch ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khi đó Triệu Hòa có nước da ngăm nên thường được gọi là "thiên nga đen". Cô xinh đẹp và được nhiều người theo đuổi. Trương tiểu thư gọi những anh chàng đó là "con ếch số 1", "con ếch số 2"... Tuy nhiên, Thẩm Tòng Văn lại được nâng lên thành "con cóc số 13" để châm biếm việc cóc lại muốn ăn thịt thiên nga của anh.
Say đắm cô học trò nhỏ, thầy Thẩm đã tấn công bằng những bức thư tình. Khả năng viết thư của Thẩm Tòng Văn sau này đã trở thành huyền thoại nhưng Triệu Hòa hồi đó đâu có ưa.
"Anh đã đi qua nhịp cầu nơi nơi/ Vô số lần từng ngắm áng mây trời/ Từng uống vô số các loại rượu/ Mà chỉ yêu một người ở tuổi đẹp nhất", đây là lời tâm tình nổi tiếng nhất mà nhà thơ 26 tuổi gửi đến người con gái mình yêu.
Ấy thế nhưng, tất cả những lãng mạn đó đều bị cô gái trẻ ghét cay ghét đắng. Thậm chí, trong trường còn có tin đồn rằng không theo đuổi được học trò nên thầy Thẩm đã tự tử. Ngay sau đó, Trương Triệu Hòa đã cầm một bức thư đi gặp hiệu trưởng Hồ.
"Thầy ấy suốt ngày viết thư cho em", Triệu Hòa nói thẳng với hiệu trưởng.
"Cậu ấy yêu em theo cách bướng bỉnh quá", thầy giáo Hồ mỉm cười trả lời.
"Nhưng em sẽ không yêu thầy ấy theo cách bướng bỉnh nhất", cô gái nhỏ phản kháng rồi chạy đi.
Tình yêu của Thẩm Tòng Văn cực kỳ mãnh liệt. Thậm chí, ông còn cho mình là hèn mọn trong chính cuộc tình này: "Tôi còn nghĩ đến việc hôn đôi chân em trong chính giấc mơ. Sự thấp kém khiến tôi giống như một nô lệ cúi rạp xuống đất và dùng miệng để âu yếm đôi chân em vậy".
Những bức thư đều đặn được gửi mỗi ngày và cuối cùng, Triệu Hòa cũng xiêu lòng. Sau khi thầy Thẩm đến Thanh Đảo làm việc, cô đã nhờ chị gái gửi một bức thư qua.
"Người nhà quê ơi qua nhà tôi uống chút rượu", với ý nghĩa là con gái lớn sắp lấy chồng thường mời người con trai đến uống rượu ra mắt bố mẹ.
Như vậy là sau ròng rã suốt 3 năm 9 tháng viết thư, Thầm Tòng Văn cũng đã có được tình yêu của cô gái nhỏ. Tháng 9/1933, họ đã tổ chức hôn lễ tại Bắc Kinh.
Cuộc ngoại tình đầy tội lỗi từ những sự khác biệt ban đầu
Sau hôn nhân, cuộc sống của họ rất hạnh phúc, ngọt ngào. Tuy nhiên, những bất đồng đã xảy đến.
Thẩm Tòng Văn là tiểu thuyết gia, luôn theo đuổi những tình yêu lãng mạn. Trương Triệu Hòa lại rất thông minh và suy nghĩ thực tế. Cả hai cách nhau đến 8 tuổi, nhận sự giáo dục và lớn lên trong hoàn cảnh không giống nhau. Trương Triệu Hòa xuất thân giàu có và luôn cao ngạo nhưng thầy Thẩm thì không như thế.
Sự tầm thường bởi cuộc sống dầu gạo mắm muối của gia đình sau hôn nhân khiến Thẩm Tòng Văn tan đi một số ảo mộng. Anh từng than thở rằng vợ mình không yêu mình mà chỉ yêu anh chàng viết thư thôi. Sau một thời gian, anh bắt đầu ngoại tình với một nữ thi sĩ. Đó là nữ gia sư của một học sinh, ngay buổi gặp đầu tiên, họ đã có ấn tượng với nhau.
Được mời đến chung một bữa tiệc, nữ gia sư đã ăn mặc giống nữ chính trong tiểu thuyết của thầy Thẩm. Rõ ràng, cô gái đó là một người hâm mộ của anh, không chỉ đọc mà còn nhớ rõ các chi tiết trong trong truyện. Với chiếc váy đang mặc, cô ngầm gửi gắm tình cảm của mình. Thẩm Tòng Văn là một người tinh ý thế nào chứ, anh cũng xiêu lòng với nữ thi sĩ tinh tế này.
Năm 1936, câu chuyện cả hai có quan hệ lén lút bị vỡ lở gây chấn động. Thẩm Tòng Văn đã đối mặt với Trương Triệu Hòa và nói những tâm tư, cảm xúc của mình.
Bà Trương nghe hết với sự ngỡ ngàng tột độ, vừa sốc vừa bối rối trên gương mặt người vợ trẻ. Khi đó, cô quay sang nhìn chồng với ánh mắt phẫn nộ kèm theo câu nói đơn giản: "Anh tự suy nghĩ đi" rồi im lặng. Hoàn toàn không có lời mắng mỏ, chì chiết nào. Triệu Hòa giận dữ vô cùng nhưng vẫn để chồng được toàn quyền quyết định.
Thầm Tòng Văn bị giằng xé giữa tình yêu dành cho vợ, cho gia đình và với cô tình nhân thấu hiểu mình trong thế giới văn chương. Tuy nhiên, nhìn đi nhìn lại thì cô vợ trẻ vẫn là điều mà tiểu thuyết gia này lưu luyến nhất. Hình bóng người con gái khác chỉ là sự sa ngã nhất thời. Ngay sau đó, anh hiểu ra tất cả, và quyết định từ bỏ mối tình sai trái. May mắn thay, "sự sai đường" đó không khiến gia đình nhỏ tan vỡ mà giúp vợ chồng họ hiểu nhau nhiều hơn.
Những năm về sau này, dù có xảy ra chuyện gì thì vợ vẫn là người phụ nữ mà Thẩm Tòng Văn yêu thương suốt cuộc đời. Theo lời kể từ người em gái, một đêm năm 1969, trong một căn phòng bừa bộn, Thẩm Tòng Văn lấy một bức thư nhàu nát từ túi ra rồi nói với cô giọng run run, nức nở như đang khóc: "Đó là bức thư cô ấy (Trương Triệu Hòa) gửi cho anh lần đầu tiên".
"Khi đó, anh ấy cầm lá thư lên, khuôn mặt ngại ngùng nhưng cũng dịu dàng hết mực", cô em gái chia sẻ.
Cuộc sống vợ chồng là thế, chẳng có ai đảm bảo được nó luôn êm đềm. Tuy nhiên, phải biết được chắc chắn lòng mình muốn gì, mình muốn các rắc rối phải được giải quyết ra sao. Chồng ngoại tình chưa hẳn là điều gì đó quá mức khủng khiếp. Hãy tình táo và đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho chuyện đó. Sự khôn khéo của người phụ nữ luôn là điều mà những người chồng phải ngẫm nghĩ nhiều nhất.
Một cuộc hôn nhân đẹp không phải là êm đềm từ đầu đến cuối mà đôi khi, cùng nhau vượt qua sóng gió để nếm quả ngọt cuối cùng mới là điều đáng khâm phục nhất.