Thật không may mắn, lấy nhau được gần một năm, cậu tôi trong một cơn đột quỵ mà mất, để lại mợ đau buồn, vẫn chưa kịp có con. Họ hàng bên tôi lại lấy đó làm cớ để chỉ trích, trách mợ có tướng sát chồng, trách mợ làm khổ cậu.
Thời xưa ở quê tôi, một gia đình đẻ đông con lắm. Ngoại tôi cũng không là ngoại lệ, đẻ đến tận 16 người con. Cậu tư tôi lấy vợ đầu và sinh ra được ba đứa, cuộc sống ruộng đồng cũng chẳng khấm khá là bao, cậu lại có thói nhậu nhẹt, mặc dù vẫn thương yêu vợ con nhưng cậu vẫn không thể kiêng được rượu chè. Tiền làm ra chẳng nhiều, lại đổ hết vào thói đời của cậu.
Vợ vì thế cũng đâm buồn chán, quán xuyến chẳng nổi cả việc nhà và buôn bán nên quyết định ly hôn với cậu tôi để giải thoát cho cả hai. Nhà mẹ đẻ bên vợ cũng quay sang chỉ trích cậu chẳng được tích sự gì, cậu vì thế mà lại giác ngộ hẳn.
Nhà mẹ đẻ bên vợ cũng quay sang chỉ trích cậu chẳng được tích sự gì, cậu vì thế mà lại giác ngộ hẳn. (Ảnh minh họa: Internet)
Sau khi ly hôn được một thời gian, cậu lên thành phố sinh sống và hành nghề bơm vá, sửa chữa xe. Mẹ tôi cũng thương em lắm, sẵn còn căn phòng trống cũng cho cậu ở tạm, có khó khăn gì cũng giúp đỡ, còn làm mai cho cậu vài mối nhưng cậu cũng chẳng ưng, phần vì còn vương vấn cuộc hôn nhân cũ.
Ấy thế mà tầm tháng sau, cậu lại ưng một cô tên Hải đã 40 tuổi, rất chịu khó làm ăn, lại chưa từng có chồng. Họ hàng kháu nhau rằng cô ấy có tướng “sát chồng”, số không nên lập gia đình, bởi thế nên đến 40 tuổi vẫn không ai chịu lấy. Bỏ ngoài tai lời ra tiếng vào, cậu tôi quyết định đi thêm bước nữa. Mẹ tôi là một trong số ít những người ủng hộ chuyện này. Cơ bản cậu vẫn cần một người phụ nữ để tạo nên mái ấm riêng, xây dựng lại cuộc đời.
Mợ Hải chăm làm lắm, từ trồng trọt cho đến chăn nuôi mợ đều quản được tuốt. Cậu tôi cũng vì thế mà chịu khó giúp vợ, hai vợ chồng cùng nhau làm ăn dần khấm khá hẳn lên. Nhưng mỗi lần về quê chồng thăm gia đình chồng, mợ đều bị hắt hủi, chẳng ai chịu nói chuyện, chỉ có tôi là thường hay ngồi với mợ nghe mợ nói về cách làm ăn, có vẻ như mợ chỉ thoải mái được với mẹ con tôi.
Mỗi lần về quê chồng thăm gia đình chồng, mợ đều bị hắt hủi, chẳng ai chịu nói chuyện. (Ảnh minh họa: Internet)
Mợ bảo mợ muốn có con chứ già rồi mà vẫn chưa được mụn con nối dõi. Tầm 1 tháng trước, mợ có thai nhưng lại bị xảy, mợ lại thuộc dạng khó có chữa, mẹ tôi lấy đó làm an ủi bảo từ từ cũng chẳng vội làm chi, miễn sao 2 vợ chồng yêu thương nhau là được.
Thật không may mắn, lấy nhau được gần một năm, cậu tôi trong một cơn đột quỵ mà mất, để lại mợ đau buồn, vẫn chưa kịp có con. Họ hàng bên tôi lại lấy đó làm cớ để chỉ trích, trách mợ có tướng sát chồng, trách mợ làm khổ cậu. Mợ vì thế mà bị áp lực đến trầm cảm, chẳng còn tâm trí lo toan công việc, nhà cửa, ba mẹ già thấy thế cũng xót, cảm thương số con gái mình.
Tôi lâu lâu lại sang nhà mợ chơi, lúc nào cũng thấy mợ lau chùi cẩn thận di ảnh cậu, nhìn hoài vào tấm hình của cậu mà buồn rười rượi. Hàng xóm của mợ cũng chẳng khá hơn họ hàng nhà tôi, thủ thỉ với nhau rằng “con đó số sát chồng, đừng có dính vào”, nói là thủ thỉ cũng đủ lớn cho mợ tôi nghe. Mợ trông thì có vẻ không để ý nhưng tôi biết mợ đều dằn vặt vì những lời nói đó nhiều lắm.
Mợ trông thì có vẻ không để ý nhưng tôi biết mợ đều dằn vặt vì những lời nói đó nhiều lắm.(Ảnh minh họa: Internet)
Tôi thì thấy xót cho mợ nhiều, lựa lời an ủi mợ ráng mà sống cho mình, không cần để tâm miệng lưỡi thiên hạ. Mợ chỉ cười buồn, mợ bảo bây giờ chỉ có thể sống vì ba mẹ mà thôi. Tôi lại liên tưởng đến mợ nghĩ quẩn.
Tôi thương mợ lắm, vì chẳng ai chịu đặt mình vào trường hợp mợ mà suy nghĩ, lấy chồng chẳng được bao lâu lại không thể có con lại còn nghe người đời dè bỉu. Phận đời phụ nữ vốn lênh đênh, tìm được bến đỗ an yên đã khó, giữ được lại càng khó hơn. Tôi chắc rằng nếu như mọi thứ bình thường, chẳng ai để tâm, mợ hoàn toàn có thể quay lại sống cuộc sống như trước kia chưa có cậu. Vậy mà, qua bao thăng trầm, thứ duy nhất giết chết tâm hồn lại là “miệng đời”.