Cuộc sống thật là ngột ngạt khi lấy phải một ông chồng keo kiệt, từng lọ mắm lọ muối trong nhà cũng đong đếm. Từng đồng anh đều tính toán chi ly, khiến cho vợ con rất khổ.
Khi mới quen nhau, anh cũng tặng tôi những món quà rẻ tiền, đi ăn hàng quán lề đường. Tôi thấy anh như vậy là biết tiết kiệm, sau này sẽ biết lo cho vợ con. Nhưng thực sự tôi đã nhầm, không phải là anh tiết kiệm mà quá keo kiệt. Lúc trước, tôi còn mua sắm cho bản thân, ăn ngon mặc đẹp thích chi tiêu thế nào cũng được. Tuy nhiên, từ khi kết hôn những điều ấy đối với tôi thật xa xỉ.
Anh cũng làm ra tiền, nhưng không đưa cho vợ, chỉ để mình dùng. Còn lương của tôi phải chi tiêu cho các khoản trong gia đình, nhiều khi không đủ, nói anh góp vào thì anh cằn nhằn khiến tôi cực kỳ mệt mỏi. Chẳng lẽ tôi phải “sống chung với lũ”, bởi nó chẳng đáng để trở thành lý do ly hôn.
Quan điểm của tôi là khi kết hôn sẽ vun vén cho gia đình, nên làm được bao nhiêu sẽ bỏ ra chi tiêu sắm sanh và tiết kiệm một ít để sử dụng khi ốm đau. Nhưng chồng lại khác, tiền anh thì anh tiêu, không quan tâm vợ con như thế nào. Anh cũng không nói lương của anh bao nhiêu nên tôi không biết. Toàn bộ công to>t? việc lớn hay từng việc nhỏ trong nhà anh cũng không bỏ ra đồng nào, viện lý do này nọ, để tôi phải chi hết toàn bộ. Tôi ấm ức, khó chịu cũng chẳng làm được gì.
Tôi nghĩ chắc do lương mình đủ chi tiêu nên anh không thèm đoái hoài. Tôi không chịu nổi cái tính kéo kiệt và chỉ biết nghĩ cho riêng mình của anh. Dạo gần đây, tôi phải tỏ ra túng thiếu, giá cả tăng vọt, nên không đủ chi, để anh tự bỏ tiền túi ra trả. Thay vì như lúc tôi ôm hết, thì giờ đây hóa đơn tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet tôi đều đưa cho anh, để anh tự trả. Anh nhìn hóa đơn mà mặt biến sắc, bảo sao lắm thế. Tôi nói trước đây em cũng chi như vậy có ca thán tiếng nào đâu. Ăn chung, ở chung, con chung thì phải góp tiền vào chung chứ. Vậy là tôi đã tiết kiệm được một khoản.
Nhưng mà như vậy vẫn chưa được, khác với mọi khi, ở nhà hết cái gì tôi cũng tự đi mua, giờ thì tôi nhờ chồng. Để anh biết được trong nhà có rất nhiều khoản cần phải chi. Tôi cảm giác để chồng chi tiền, mặt mình phải dày lên được mấy cm. Tôi nhờ là vậy, nhưng anh đâu có chịu làm liền, anh không mua, tôi cũng không mua, đến khi nào anh cần dùng mà hết thì lúc đó anh mới chịu đi mua. Mặc dù đó chỉ là mấy khoản nhỏ nhỏ như: mua dầu gội, nước mắm, hạt nêm… dù rất ít nhưng cộng lại cũng kha khá. Sau đó, tôi đúc kết ra một kinh nghiệm đó là lấy phải chồng keo kiệt thì phải chủ động, thẳng thắn chia sẻ, đồng thời phải chai mặt mới được.
Nói chúng lấy phải chồng keo kiệt khổ trăm bề, nhất là mình sẽ phải “mất mặt” với bố mẹ và hàng xóm. Vì việc gì chồng cũng tính toán chi ly nên dịp lễ tết sẽ không bao giờ biết biếu quà cho hai bên gia đình, toàn mình phải tự lo liệu, đôi khi mua quà sang để >làm đẹp mặt chồng mà anh còn chì chiết, hành hạ tinh thần rất khổ sở.
Đã lấy phải một ông chồng keo kiệt, dù có cố gắng thay đổi như thế nào cũng không thể biến thành ông chồng hào phóng được. Tôi chỉ có thể làm cho chồng bớt tính keo kiệt đi đã là tốt lắm rồi. Vì thế rất khó để tìm ra một công thức nào để “trị” triệt để thói keo kiệt của ông chồng. Tốt nhất, mình vẫn nên độc lập về kinh tế, nhưng hãy tỏ ra không thể thể lo chu toàn mọi việc nhờ vào đồng lương của mình.