Lấy chồng Tây có phải mọi chuyện đều êm ấm thuận hòa? Điều đó không chắc chắn được. Nhưng có một điều rõ ràng đó là rất nhiều cô gái Việt băn khoăn việc lấy chồng Tây và chuyện ấy sẽ diễn ra như thế nào? Liệu khác biệt về xuất xứ có làm nên những giây phút thăng hoa hay chỉ đem lại những ngày chịu đựng?
Cuối tháng 8 là Mỹ Lan lên xe hoa. Điều đặc biệt là chồng cô là người Hà Lan. Anh có vóc dáng cao lực lưỡng, đến 1m92. Đứng gần anh, Mỹ Lan nhỏ bé y như một que kẹo, dù bình thường chiều cao 1m63 của cô so với chúng bạn đã là dạng cao ráo dễ nhìn. Có lẽ vì thế mà trong xóm cứ râm ran về chuyện lấy chồng Tây và chuyện ấy trong đêm tân hôn của Mỹ Lan, làm cô vừa ngượng chín mặt, vừa bực bội hết cả người.
Kết hôn về cơ bản là chuyện cá nhân, nhưng không biết từ bao giờ, người ta xem đó là "chuyện công cộng". Có điều quá tọc mạch như thế này thì chỉ có những "cô dâu quốc tế" như Mỹ Lan mới hiểu cảm giác.
Không chỉ chuyện kinh tế, chuyện định cư ở đâu, chuyện thân thế gia phả của chồng cô, mà ngay cả chuyện ấy cũng là điều bị người ta bàn ra tán vào công khai. Mấy cô chưa chồng thì đi ngang qua cười rúc rích, rồi hỏi Mỹ Lan bí quyết làm thế nào để không đau. Mấy bà có chồng thì bạo mồm bạo miệng hơn, dám hỏi thẳng Mỹ Lan: "Chồng to con như thế thì kích cỡ thế nào?" Các cụ bà lụm cụm thì lại có suy nghĩ khác, bảo rằng Mỹ Lan ham lấy chồng Tây chỉ vì chuyện ấy, vì thế nên chấp nhận bỏ xứ theo trai.
Lấy chồng Tây và chuyện ấy sẽ như thế nào? Quả thật trước ngày cưới, Mỹ Lan vẫn chưa nếm trái cấm nên chưa biết. Chính cô cũng hồi hộp và càng hoang mang hơn trước những câu hỏi thẳng thừng của người khác.
Vì vậy, đêm tân hôn, khi anh chồng vừa mới choàng tay qua ôm bờ vai cô, Mỹ Lan đã khóc rưng rức khiến anh ngơ ngác. Vốn biết cô vẫn còn trinh tiết, anh đã chuẩn bị sẵn tinh thần là đêm tân hôn sẽ rất khó khăn. Nhưng điều anh không ngờ là những lời nói vô tâm của người bên ngoài lại làm cho cô vợ vốn cứng cỏi của anh lại hoang mang đến như vậy.
Người con gái lần đầu tiên làm chuyện ấy ai chẳng sợ đau. Nhưng với Mỹ Lan, nỗi sợ của cô được nhân lên tận ba lần. Cứ mỗi lần chồng vuốt ve, ôm ấp thì cô dịu lại một chút. Nhưng đến khi anh có động thái "khác lạ" là cô lại căng cứng sợ hãi và nhất định chỉ khóc chứ không chịu đáp ứng.
Những tưởng đêm tân hôn mơ mộng đã trở thành cơn ác mộng, thì đúng lúc đó, anh chồng bỗng nhớ ra một chuyện làm thay đổi cục diện bất ngờ. Thì ra Mỹ Lan có đi tập yoga. Mọi người đều biết rằng yoga có thể khiến cho tâm trí bình tĩnh lại. Nhưng người đã tập còn biết được yoga có khả năng giúp cho cơ thể nhẹ nhàng, dẻo dai và cởi mở hơn.
Vậy là, thay vì đánh vật với vợ, anh chồng Tây của Mỹ Lan nghĩ cách cùng cô tập vài động tác yoga. Và rồi, sau khi nhịp thở trở lại đều đặn thì Mỹ Lan cũng trở nên bình tĩnh và thoải mái hơn rất nhiều. Từ từ cô dần chấp nhận anh và cơ thể vạm vỡ của anh. Đêm tân hôn cuối cùng đã diễn ra ngọt ngào và suôn sẻ.
Những khác biệt về văn hóa ban đầu có thể là lý do khiến cho hai người thích thú và cuốn hút lẫn nhau. Nhưng khi sống chung, những khác biệt dần dần có thể trở thành mâu thuẫn lớn.
Đơn cử như nhiều cô vợ Việt vẫn cảm thấy hết sức hoang mang vì chẳng biết lấy chồng Tây khốn khổ hay sẽ thực sự thăng hoa trong chuyện ấy. Thậm chí, nhiều ông chồng Tây cũng có suy nghĩ sai lầm về vợ Việt, cho rằng phụ nữ Á Đông thụ động trong chuyện gối chăn, dù không phải tất cả đều thế, hoặc phụ nữ Á Đông có chiêu giữ chồng ngầm.
Rốt cuộc, dù lấy chồng Tây hay chồng Việt, điều quan trọng vẫn là cách ứng xử giữa vợ chồng với nhau. Bằng cách dùng yêu thương để vượt qua khó khăn cùng nhau như câu chuyện của Mỹ Lan và người chồng trên kia, thì đời sống hôn nhân thế nào cũng sẽ hạnh phúc, cho dù là lấy chồng Tây hay chồng Việt.