Mẹ chồng thường bênh con trai và sẽ nói móc mỉa bóng gió để con dâu phải cảm thấy sợ, thậm chí là tủi thân. Trong 3 chị em dâu, tôi là tính hiền dịu nhất, sau đó đến chị dâu. Nhưng em dâu út là một người có cá tính mạnh, hay cãi mẹ, gắt gỏng, lớn tiếng.
Mẹ chồng tôi năm nay 70 tuổi, với các cụ già khác thì ở độ tuổi này đã xuất hiện dấu hiệu nhớ trước quên sau, lẩn thẩn, hành vi không còn kiểm soát tốt. Tuy nhiên mẹ chồng tôi lại cực kỳ minh mẫn, tỉnh táo. Đó cũng là một điều khiến con cháu mừng. Bà chẳng cần ai trông nom, vẫn khỏe mạnh ngày ngày ra vườn trồng, tưới rau, tự đi chợ cơm nước...
Một phần mẹ chồng khỏe mạnh là vì chế độ ăn uống, sinh hoạt, >luyện tập thể dục thể thao điều độ. Nhưng phần nhiều chắc là do bà ấy may mắn luôn vượt qua mỗi khi gặp bệnh tật, tai nạn.
Từ ngày về làm dâu, tính đến nay có lẽ đã được khoảng 15 năm, tôi từng đau lòng chứng kiến nhiều lần mẹ chồng gặp những vận xui, như trượt chân cầu thang, ngã do va chạm ngoài đường... tuy vậy trời thương, vẫn giúp bà tai qua nạn khỏi. Những điều tốt đẹp kể trên của mẹ chồng là thứ mà con cháu nên học hỏi, noi theo. Tất nhiên mẹ chồng cũng có những tính cách khiến người khác khó chịu. Bà sinh được 3 con trai, 1 con gái.
Chị cả đi lấy chồng xa không nói nhưng mẹ chồng coi 3 cậu quý tử như vàng, chẳng ai sánh được. Bà ấy luôn đặt con trai lên hàng đầu, mặc kệ tất cả những người xung quanh, ý tôi nói ở đây là con dâu. Mẹ chồng thường bênh con trai và sẽ nói móc mỉa bóng gió để con dâu phải cảm thấy sợ, thậm chí là tủi thân. Trong 3 chị em dâu, tôi là tính hiền dịu nhất, sau đó đến chị dâu. Nhưng em dâu út là một người có cá tính mạnh, hay cãi mẹ, gắt gỏng, lớn tiếng.
Tôi biết với tính cách của mẹ chồng và em dâu sẽ thật khó để chung sống với nhau, nhưng cũng may mắn là họ chẳng cùng dưới một mái nhà, thành ra "nước sông không phạm nước giếng" chưa xảy ra mâu thuẫn gì quá lớn. Nhưng mới cuối tuần trước, em dâu đã làm nên một chuyện cực kỳ bất kính với mẹ chồng làm ai trong nhà cũng phải ngán ngẩm. Chả là hôm đó mẹ chồng bỗng gọi các con về quê. Lâu lâu cả nhà chưa được tụ tập, cũng thấy nhớ cảm giác đoàn viên nên mẹ chồng mới hào hứng như vậy.
Sau khi ăn uống, dọn dẹp xong, tất cả ngồi lại nói chuyện. Bố chồng đã mất nên trong nhà chỉ còn mẹ chồng. Một mình bà ấy sống lủi thủi đôi khi cũng buồn, các con bảo mẹ lên thành phố nhưng bà chẳng chịu. Lại nói, mẹ chồng đi chậm rãi từ trong nhà, mang ra một số giấy tờ gì đó và để hết lên bàn. Trong lòng tôi đoán ngầm hay là bà định nói chuyện gì đó về tài sản.
Quả đúng thật như vậy. Mẹ chồng chia làm "3 phần lớn, 1 phần nhỏ". Mỗi phần lớn cho 1 cậu con trai, 1 phần nhỏ để cho chị cả. Đến lúc chị cả lên tiếng "Tài sản của mẹ thì mẹ cứ giữ, chia vội làm gì?" thì mẹ chồng đáp ngay:
"Bây giờ mẹ già rồi, đi lúc nào không biết. Thôi thì cứ có đông đủ con cháu ở đây, mẹ chia như thế này cho sòng phẳng, không ai tị nạnh ai!"
Chưa dừng lại ở đó, mẹ chồng còn nhắn nhủ thêm:
"Mẹ mong là dù mẹ có thế nào thì các con vẫn phải yêu thương, đoàn kết với nhau. Anh em trong nhà giúp đỡ, bảo bọc nhau là nghĩa vụ rồi, đừng vì vài ba cái lợi mà tranh cãi mâu thuẫn."
Mẹ chồng dứt lời chưa lâu, em dâu út lên tiếng. Câu nói của ả ta làm ai nấy lặng thinh:
"Gớm, nhà này mà anh em có cãi nhau thì cũng là do mẹ chứ ai! Mẹ khỏi lo, cứ sống bình thường thì chả có ai rảnh mà đi cãi nhau làm gì. Nay mẹ chia tài sản thế này, chúng con chẳng dám nhận luôn. Không người ngoài lại bảo con cái bất hiếu, lấy tài sản để úm mẹ chồng mình".
Lúc ấy, tôi thấy mẹ chồng quay đi quẹt nước mắt. Tôi hiểu tâm lý này của hội "người già". Bố mẹ đẻ tôi cũng là người lớn tuổi, hai ông bà cũng có nhiều khoảnh khắc chạnh lòng, tủi thân và suy nghĩ tiêu cực. Vậy nên họ mới muốn công khai chuyện chia tài sản để lỡ có ra đi đột ngột thì không hối hận.
Câu nói đó của em dâu vừa mang hàm ý mỉa mai, vừa nói sai thời điểm. Giờ đây trong nhà cứ mang một bầu không khí nặng trĩu. Tôi có nên đứng ra để dạy dỗ cho em dâu một bài học không, nếu còn nhân nhượng thì chỉ sợ sau này nó còn lấn áp các anh chị trong nhà...