Tôi ly hôn cách đây 3 năm, khi đó hai vợ chồng có chung một bé gái. Vợ cũ khăng khăng đòi quyền nuôi con, tôi thấy vậy nên cũng đồng ý. Sống một mình được khoảng gần 1 năm, tôi thấy vất vả quá nên đã thuê giúp việc chăm sóc cuộc sống cá nhân cho mình.

Bạch Ngọc (TH) 11:23 28/02/2023

Ban đầu tôi thuê một bác gái trung tuổi song người của thế hệ trước không đáp ứng được yêu cầu của tôi. Cách đây hơn một năm, tôi được người quen giới thiệu cho một người phụ nữ ngoài 30 tuổi dưới quê. Cô này đã ly hôn chồng, con gửi cho mẹ đẻ nuôi, còn mình lên thành phố kiếm việc làm. Tính cách cẩn thận, sạch sẽ lại chịu khó, biết học hỏi nên tôi rất ưng. 

Mỗi ngày tôi đi làm về có cơm nóng canh ngọt hợp khẩu vị chờ sẵn, nhà cửa gọn gàng, lại có người phụ nữ luôn mỉm cười nghe mình trút mọi bực tức bên ngoài. Tôi dần có cảm tình với Lan - tên cô giúp việc. Nhìn kỹ mới thấy cô này cũng khá được, tuy không xinh đẹp nhưng cũng không xấu, khỏe mạnh, kém tôi 2 tuổi, tính cách đều rất hợp ý tôi.

 

Thế rồi chúng tôi qua lại với nhau, đàn ông và phụ nữ độc thân chẳng có gì sai trái cả. Tôi thích Lan vì cô ấy chẳng đòi hỏi gì, không như những người phụ nữ ngoài kia muốn tôi cung phụng đủ thứ. 

Tuần trước Lan thông báo đã mang thai. Tôi rất mừng, mới chỉ có một đứa con gái chung với vợ cũ nên nếu Lan sinh thêm con cho mình thì tốt quá. 

Thú thật khi qua lại với Lan, tôi cũng không xác định gì bởi cô ấy chỉ là người giúp việc. Nhưng giờ cô ấy đã có thai, tôi không thể để con mình là con ngoài giá thú. Thôi thì để Lan ở nhà làm nội trợ, >chăm sóc con cũng được.

Ảnh minh họa: Internet

Nghĩ vậy nên tôi bảo Lan đi đăng ký kết hôn rồi cứ sống với nhau chẳng cần tổ chức đám cưới làm gì cho tốn kém. Cứ nghĩ Lan sẽ vui mừng lắm, lấy được tôi khác gì trúng số độc đắc với người phụ nữ quê chẳng có tài cán gì như cô ấy. Không ngờ câu trả lời của Lan lại khiến tôi sốc tới ngã ngửa:

- Nếu anh muốn lấy em thì phải đồng ý hai điều kiện. Thứ nhất, dù không tổ chức lễ cưới rình rang nhưng cũng phải có dăm, bảy mâm chia vui với họ hàng, bạn bè thân thiết. Ngoài ra, anh vẫn phải trả lương cho em như cũ vì em vẫn phải làm những công việc đó mà.

Tôi tức quá gắt lên:

- Em nói thế mà được à? Chăm sóc chồng con, gia đình sao lại đòi lương?

- Chuyên môn của em chính là làm giúp việc, ai bảo em không có chuyên môn gì? Trước khi cưới, anh trả lương cho em, cưới về không trả lương nữa, khác gì em làm giúp việc không công? Tính ra cưới anh thì em chẳng được lợi ích gì hơn, còn anh thì được lợi lớn, vậy tại sao em phải cưới anh? 

Em tính thế này nhé, không lấy anh thì anh vẫn phải chu cấp cho con, thực hiện đủ trách nhiệm làm bố. Còn em không làm cho anh thì làm giúp việc cho nhà khác và được nhận lương. Nếu là anh thì anh sẽ chọn phương án nào?

- Em không hiểu vợ chồng sống bên nhau coi trọng tình nghĩa à? Giờ em chỉ nghĩ đến tiền bạc, sao không nghĩ tới lúc em đau ốm, bệnh tật có chồng chăm sóc?”.

- Thôi anh ơi, đừng nói chuyện ngày mai, cứ nhìn trước mắt đã. Có chắc lúc em đau ốm thì anh sẽ ở bên hay lại bỏ cho rảnh nợ và giành quyền nuôi con? Em cứ nhận lương rồi lúc đau ốm tự lo cho mình, không cần phiền người khác anh ạ!

 

Tôi nghẹn họng trước lý lẽ “ngang như cua” của Lan. Nhưng cô ấy cứ khăng khăng đòi tôi phải trả lương thì mới chịu làm đám cưới. Nếu Lan chưa mang thai, tôi sẽ cho thôi việc ngay lập tức. Khổ nỗi cô ấy lại mang trong mình đứa con của tôi rồi. 

Tôi rất muốn có thêm con, mà cũng 37 tuổi rồi chẳng còn nhiều thời gian để tìm hiểu, tái hôn với người khác nữa. Cả tuần qua vì câu trả lời của Lan mà tôi sốc vô cùng, ăn ngủ không yên. Tôi phải thuyết phục, khuyên nhủ thế nào để Lan hiểu lý lẽ? 

Bạch Ngọc (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe