Chúng tôi tiến đến hôn nhân một cách rất chóng vánh, ngắn ngủi chỉ sau 1 tháng quen nhau. Đêm tân hôn là lần đầu tiên giữa tôi và chồng nên tôi khá hồi hộp và lo lắng. Nhưng chồng tôi là một người dịu dàng và chu đáo, nửa đầu của đêm tân hôn diễn ra rất suôn sẻ.
Đám cưới của tôi đã tổ chức được nửa tháng rồi mọi người ạ. Thế nhưng chuyện xảy ra đêm tân hôn vẫn khiến tôi thấy ám ảnh cho tới tận hôm nay. Tôi lấy chồng ở cái tuổi 29, còn chồng tôi đã 32 tuổi. Thú thật tôi chỉ là một người phụ nữ bình thường về nhan sắc, công việc và điều kiện gia đình. Tôi còn thuộc hành gái già rồi nữa, vì thế tôi chẳng dám yêu cầu cao ở chồng.
Chúng tôi tiến đến hôn nhân một cách rất chóng vánh, ngắn ngủi chỉ sau 1 tháng quen nhau. Đêm tân hôn là lần đầu tiên giữa tôi và chồng nên tôi khá hồi hộp và lo lắng. Nhưng chồng tôi là một người dịu dàng và chu đáo, nửa đầu của đêm tân hôn diễn ra rất suôn sẻ.
Nhưng ai ngờ được giữa lúc vợ chồng tôi đang quấn quýt nồng nàn thì tôi nhìn thấy một thứ khiến tôi giật mình la lên thất thanh. Trong ánh đèn ngủ mờ ảo, ngay cạnh giường tân hôn của chúng tôi bỗng có một cái đầu người nhô lên.
Tôi sợ đến bủn rủn cả người, vội túm chặt lấy chồng. Song khi chồng tôi quay sang nhìn cái đầu đột ngột xuất hiện ấy thì anh lại không ngạc nhiên cho lắm. Anh chậm rãi khoác tạm chiếc áo ngủ lên người, bảo tôi nằm xuống rồi đắp chăn cho tôi. Sau đó anh bật điện, có ánh sáng tôi mới phát hiện người vừa xuất hiện cạnh giường tân hôn của chúng tôi chính là mẹ chồng.
Mới đầu tôi còn tưởng tượng ra cảnh mẹ chồng quá quắt đến mức đêm tân hôn của các con cũng muốn can thiệp. Nhưng khi nhìn nụ cười ngây ngô, ngờ nghệch trên khuôn mặt của mẹ chồng thì tôi mới phát hiện ra điều bất thường.
Đợi chồng dẫn bà về phòng ngủ rồi trở lại, tôi mới lên tiếng hỏi anh đầu đuôi sự việc. Lúc này chồng thú nhận rằng mẹ chồng có vấn đề về tinh thần đã mấy năm nay. Bà không còn được minh mẫn đến mức chẳng còn nhận ra con trai, thậm chí còn không thể tự làm vệ sinh cá nhân cho bản thân.
Tôi sững sờ trước sự thật ấy, bởi trước khi về đây làm vợ anh thì tôi vẫn không hề biết mảy may. Ngày tôi về ra mắt, bà chỉ xuất hiện một lát rồi lại được người nhà anh đưa vào phòng nghỉ ngơi ngay. Ngày cưới bà cũng không có mặt, chỉ có người lớn trong gia đình nhà chồng đứng ra đại diện. Tôi ngây thơ tin vào cái cớ “>sức khỏe yếu” mà nhà chồng đưa ra, chẳng hề nghi ngờ gì. Cũng vì thời gian quen biết, tìm hiểu quá ngắn nên tôi mới bị nhà chồng lừa dối. Ắt hẳn họ sợ tôi biết sự thật lại “xách dép mà chạy”.
Đến nước này thì tôi chẳng còn hứng thú gì với đêm tân hôn nữa. Cứ nghĩ sau này sẽ phải chung sống với một người có bệnh về tinh thần mà tôi thấy uể oải vô cùng. Chúng tôi chẳng những phải lo toan về kinh tế mà còn phải chăm sóc mẹ chồng từ những thứ nhỏ nhất. Như thế nào đã hết, sau này chúng tôi có con thì biết phải làm sao đây? Liệu mẹ chồng tinh thần không bình thường có vô tình gây hại đến cháu hay không?
Thôi thì đã về làm vợ anh, tôi cũng chỉ đánh biết cắn răng chấp nhận sự thật ấy. Vì thế tôi bàn với chồng đưa mẹ chồng vào bệnh viện tâm thần để có người chuyên môn chăm sóc bà, chúng tôi chỉ phải lo khoản kinh tế thôi. Nhưng chồng tôi nhất định không chịu. Anh ấy bảo làm như vậy là bất hiếu với mẹ. Con cái không chăm sóc được mẹ lúc ốm đau, bệnh tật lại đẩy cho người xa lạ chăm sóc.
Tôi hết lời khuyên can, giải thích nhưng anh ấy không hề muốn hiểu. Tôi bực lắm, mẹ chồng chỉ ốm yếu bình thường thì chẳng nói làm gì, chúng tôi nhất định sẽ chăm sóc cẩn thận cho bà. Nhưng chung sống với một người tinh thần không bình thường thì rất khó nói trước được những chuyện có thể xảy ra, bởi họ đâu ý thức được việc mình làm. Chuyện mẹ chồng lẻn vào phòng tân hôn rình coi chúng tôi là minh chứng rõ nét nhất đấy thôi.
Tôi phải làm gì đây hả mọi người? Tôi thấy bế tắc quá!