Một trong những nỗi sợ lớn nhất của phụ nữ khi kết hôn là lấy phải một anh chồng “đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”.
Lúc cưới Hùng, tôi nghĩ mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên thế gian khi lấy được một người chồng vừa đẹp trai, ga lăng lại tâm lý. Nhưng sau khi kết hôn, anh như biến thành một con người hoàn toàn khác hẳn. Tính cách thật của anh mới dần dần được bộc lộ, chẳng những không ga lăng, tâm lý như những gì anh thể hiện lúc yêu mà ngược lại còn vô cùng keo kiệt, gia trưởng.
Ngay trong đêm tân hôn, tiền mừng cưới, của hồi môn của tôi Hùng đều đòi cầm hết. Thậm chí thẻ lương của tôi anh cũng cầm luôn, mỗi tháng chỉ trừ ra một khoản để tôi đi chợ, chi tiêu sinh hoạt trong nhà.
- Phụ nữ cầm tiền hay mua sắm linh tinh, hứng lên là đặt đồ online hết cái này đến cái nọ. Để anh cầm, chi tiêu tích cóp rồi sau này hai vợ chồng mua cái nhà, chứ không cứ ở thuê như thế này đến bao giờ.
Tuy tức tối trong lòng nhưng quả thật tôi không giỏi quản lý tiền bạc, hay mua sắm linh tinh nên tôi đồng ý để chồng làm “tay hòm chìa khóa” trong nhà. Nhưng dần dà, tôi mới thấy quyết định đêm tân hôn thật sai lầm. Nếu tháng nào hết tiền vì phát sinh chi tiêu và muốn xin thêm anh một chút, dù vài trăm nghìn cũng phải giải trình lên xuống mãi.
Chưa hết, Hùng còn phân biệt nội ngoại kinh khủng. Vì nhà nội ở gần hơn nên cứ 2 tuần một lần anh lại bắt tôi về quê thăm bố mẹ chồng một lần, lần nào cũng túi nhỏ túi to mang về, về là ở qua đêm đến chiều chủ nhật mới lên thành phố để sáng hôm sau đi làm.
Công việc cuối năm bộn bề, ở nhà có em gái và mẹ chăm sóc bố, >sức khỏe của bố cũng ổn định rồi nên vợ chồng tôi không ở lại lâu, chỉ tới thăm một lúc rồi về. Trước khi đi, tôi dúi vào tay mẹ 5 triệu để bà lo tiền viện phí, mua đồ tẩm bổ cho bố.
Mẹ giãy nảy lên không chịu nhận, bảo rằng mẹ tự lo được nên không cần phiền đến các con, nhưng tôi thừa hiểu bố mẹ làm gì có tiền chứ. Lương hưu của bố mẹ chỉ ba cọc ba đồng, còn phải nuôi em gái học cấp 3. Mỗi ngày bố đều đi chở than thuê, mẹ còn phải muối dưa cà để bán kiếm thêm chút tiền chi tiêu, giờ bố nằm viện nữa thì lấy đâu ra tiền chứ. Tôi nói mãi mẹ mới chịu cầm: “Cứ coi như mẹ vay các con vậy, khi nào có mẹ sẽ trả cho hai đứa”.
Mẹ nói thế nhưng phận làm con ai lại đòi lại bao giờ, phụng dưỡng, báo hiếu bố mẹ là bổn phận của chúng tôi mà. Nhưng chồng tôi dường như không nghĩ như vậy. Thấy tôi đưa tiền cho mẹ, anh khó chịu ra mặt, vừa về nhà đã mắng sa sả vào mặt tôi:
- Tiền ở đâu mà cô cho mẹ lắm thế? Có phải cô cắt xén tiền chi tiêu hàng ngày để đưa về nhà ngoại không? Tôi đã nói với cô rồi, tất cả phải quy về một mối, tiêu pha cái gì cô cũng phải bàn qua tôi mới được. Tôi cấm cô không được vượt mặt như thế. Mẹ cũng nói rồi, là mẹ vay thì mai mốt bố mẹ khỏe lại, cô liệu mà đi đòi lại tiền đi.
- Tại sao anh lại vô lý như vậy? Bình thường anh mang quà cáp biếu bố mẹ anh, em có than trách nửa lời không? Đằng này bố nằm viện, em biếu có 5 triệu mà anh cũng đòi lại là sao? Nếu như không có bố mẹ em bán đất, cho chúng ta gần tỷ bạc thì giờ anh với em làm gì có tiền mua nhà mà ở?
Nếu bố mẹ không dồn hết tiền cho hai đứa thì bây giờ bố mẹ làm gì đến nỗi không có tiền đóng viện phí, ông bà để số tiền đó dưỡng già không tốt hơn à? Anh lúc nào cũng lo cho nhà nội. Bố mẹ anh có tiền nhưng khi tụi mình mua nhà ông bà cũng không cho được đồng nào, em không trách móc than vãn gì thì thôi đi, đằng này anh lại không biết tốt xấu như vậy, tính toán cả với bố mẹ vợ.
Nghe tôi nói vậy, chồng nín thinh không dám nói thêm câu nào nữa, sau cũng không thấy giục tôi đòi lại tiền từ bố mẹ vợ. Cuối tuần rồi, anh còn chủ động rủ tôi về thăm bố mẹ vợ. Anh còn chu đáo chuẩn bị thêm hoa quả, đường sữa để biếu bố mẹ. Nhìn cảnh này tôi mừng lắm, có lẽ chồng tôi vẫn chưa “hết thuốc chữa”, vẫn còn “dạy” được, chứ nếu anh cứ tính toán như thế mãi chắc cuộc hôn nhân này của tôi cũng khó bền lâu.