Chỉ với những suy nghĩ nhận thức đơn giản như “Không phải việc của tôi” hoặc “Không phải việc của bạn” có thể giúp nhiều người giải quyết hầu hết rắc rối xảy ra trong cuộc sống. Vì thế, người xưa mới có câu rằng “Người may mắn thường ít lời, người thông minh không tọc mạch, người trí không hùa kẻ biếng nhác!”. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu và thực hiện được lời dạy này.
Người may mắn thường ít nói vì sao?
Trong Kinh Dịch có câu nói: Cát nhân quả ngữ. Ý là: Người may mắn thường ít lời. Trong Khẩu Minh lại nói: Họa tòng khẩu xuất. Tức là, họa từ miệng mà ra. Điều này đủ thấy được, việc giữ mồm giữ miệng trong cuộc sống quan trọng như thế nào. Thế nhưng mấy ai hiểu được điều này; trong cuộc đời lại luôn có những kẻ thích "buôn dưa lê bán dưa chuột", "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", thích bàn tán sau lưng người khác, thích soi mói chuyện riêng tư nhà người ta.
Người xưa thường cho rằng những kẻ nói nhiều nói dài nói dai, thành nói dại. Khi bạn nói quá nhiều sẽ làm lộ ra những điểm yếu trong tính cách cũng như nhược điểm chí mạng. Rồi từ đó, khiến cho những kẻ gian có thể lợi dụng tìm cách lừa gạt gạ gẫm khiến bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Chính vì vậy, để mọi việc trở nên hanh thông như ý cách tốt nhất bạn đừng bao giờ nói quá nhiều để tránh lộ ra những sơ hở chết người.
Đặc biệt, trong thời xa xưa thường có chiến tranh việc giao chiên đối bên là rất quan trọng, nếu nói nhiều có thể làm lộ những thông tin cơ mật dẫn tới thất bại.
Người thông minh không tọc mạch?
Việc quá tò mò sẽ khiến bạn mất mạng có ngày, nhất là trong thời kỳ loạn lạc có nhiều kẻ gian. Người xưa cho rằng mỗi chúng ta chỉ cần làm tốt việc của mình đừng nhòm ngó tọc mạch quá sâu vào việc của người khác.
Nếu chẳng may vô tình bạn biết được một thông tin quan trọng của một kẻ đang làm việc xấu nào đó, rất có thể họ sẽ làm hại bạn để bảo vệ công việc, cũng như mạng sống của mình. Vì vậy, việc quá tọc mạch tò mò đôi khi sẽ mang lại họa sát thân cho bạn, vì vậy hãy từ bỏ chúng.
Kẻ trí không hùa theo kẻ lười nhác vì sao?
Trong cuộc sống những người lười nhác thường chỉ nghĩ cách để trốn việc, hưởng thụ hơn là lao động suy nghĩ. Chính vì vậy, những người thông minh thì sẽ không bao giờ hùa theo những người lười nhác làm việc sai trái, hoặc làm việc chẳng lợi ích gì chỉ thiệt mình.
Một người thông minh luôn có hướng đi riêng của mình và không nên bị những kẻ lười nhác làm hỏng đi suy nghĩ, ý chí của mình.
Người xưa thường nói, rảnh rỗi thì sinh nông nổi. Nếu như bạn ở cạnh người ra sao, bạn sẽ trở thành người như vậy. Không hùa theo những người lười biếng, đó là sự tự giác kỷ luật cao nhất của một người. Bởi lẽ một cuộc sống quá nhàn rỗi thực ra cũng không phải chuyện tốt.
Mỗi ngày, có việc để làm, có người để yêu, làm việc nghỉ ngơi điều độ, cuộc sống mới đặc sắc, mới có ý nghĩa.
*Bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.