Kiêng cho lửa, cho nước
Lửa là tượng trưng cho sắc đỏ, sự may mắn. Bởi vậy 3 ngày Tết nói chung hay> mùng 2 Tết nói riêng, việc cho lửa là cho đi sự may mắn trong năm tới, việc làm này khiến gia đình gặp nhiều rủi ro.
Còn nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt ta thường quan niệm rằng nước tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Nước còn được ví như nguồn tài lộc mà mọi người thường được biết đến trong câu chúc “Tiền vào như nước”.
Do đó mà nhiều gia đình trước Tết đều bơm nước đầy bể, dự trữ nguồn nước đủ dùng cho những ngày Tết với hi vọng năm mới đến sẽ có thật nhiều của cải vào như như nước vậy.
Kiêng giặt quần áo
Mùng 1 và mùng 2 Tết theo quan niệm dân gian thì là ngày sinh của thủy thần -vị thần của sự sinh sôi, sự thịnh vượng, do đó cần kiêng giặt quần áo vào hai ngày này để tránh mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp những điều không may.
Kiêng trả nợ, vay mượn
Vay mượn là việc làm khi chúng ta ở trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Cho nên người xưa quan niệm không nên vay tiền cũng như cho mượn đồ đạc trong những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm cho gia đình mình túng thiếu cả năm.
Kiêng ăn dở, bỏ thừa
Đi một dọc đất nước Việt Nam, chắc chắn ở bất cứ đâu cũng nghe câu “đói cả năm no ba ngày Tết”. Ngày Tết nhà nhà đều nấu ăn hết sức đa dạng, nhiều món mong cho sung túc cả năm. Vì thế không thể tránh khỏi việc thức ăn để dư thừa, bỏ phí.
Nhưng để tình trạng này xảy ra coi như cả năm buôn bán thua lỗ. Vậy nên để kiêng kỵ ngày tết, khi nấu ăn nên cân nhắc lượng đồ nấu sao cho không quá thừa, bổ sung thêm các loại hoa quả màu sắc may mắn để chữa và kiêng bỏ dở thức ăn. Vị thơm của hoa quả cũng mang lại thành công cho cả năm.