Cách thức chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chay, mặn đầy đủ như thế nào là quan tâm của mọi gia đình, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, các gia đình sẽ làm >lễ cúng >ông Công ông Táo. Việc làm này một phần thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ, một mặt chính là nghi thức để đưa ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo công việc của năm vừa qua và mang hi vọng một năm mới an bình, hạnh phúc, đủ đầy cho mỗi gia đình.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chay, mặn đúng nghi thức thì không phải ai cũng biết. Hãy lưu lại bài viết dưới đây để tham khảo cho gia đình mình nhé!
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tới nay, người Việt vẫn thường gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo do xuất phát từ thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo.
Táo Quân là vị thần sẽ xem xét, nắm bắt mọi chuyện diễn ra dưới dân gian, từng hộ gia đình. Mỗi một năm vào ngày 23 tháng Chạp thì lên trời để bẩm báo lại những việc làm tốt, xấu, đồng thời xin những may mắn, bình an cho gia chủ.
Người Việt ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chay, mặn. Người miền Bắc thường có thêm 3 con cá chép đỏ sống thả trong chậu cúng cùng mâm cỗ, người miền Trung chuẩn bị ngựa giấy và người miền Nam thì dùng cá chép giấy.
Tuy nhiên, chốt lại, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chay, mặn cơ bản vẫn phải đầy đủ những món sau.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chay
+ Thịt gà chay xào hoặc chiên
+ Canh thập cẩm chay
+ Mướp xào giá đỗ chay
+ Giò chay
+ Nem chay rán
+ Chè chay
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo mặn
+ 1 con gà trống tơ luộc, chéo cánh ngậm hoa hồng (hoặc thịt lợn luộc nguyên miếng)
+ 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi cẩm, xôi đậu xanh...
+ 1 cái bánh chưng
+ 1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh khác đều được)
+ 1 đĩa rau củ xào thập cẩm
+ 1 khoanh giò
+ 1 đĩa thịt nấu đông
+ 1 đĩa nem rán
+ 1 đĩa thịt đông
+ 1 bát gạo đầy
+ 1 bát muối trắng.
Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một số món ngọt như chè kho, chè hoa cau, bánh trái.... những biến tấu trên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đó đều được, phụ thuộc vào địa lý, vùng miền, điều kiện mỗi gia đình. Tuy nhiên, dù mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có biến đổi như thế nào thì cơ bản vẫn giữ được vẹn nguyên các hương vị truyền thống từ xa xưa.
Một số lưu ý quan trọng khi cúng ông Công ông Táo
+ Lễ cúng phải tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, theo quan niệm dân gian chính là kịp giờ để ông Công ông Táo lên trời.
+ Gia chủ phải lau dọn ban thờ sạch sẽ, ngay ngắn, nước được thay cẩn thận.
+ Mâm cúng bày biện gọn gàng, đầy đủ.
+ Khi cúng nên để lửa trong bếp cháy rực, mâm cỗ đuề huề, có như thế gia chủ mới sung túc, ấm no, cả năm phát đạt.
+ Bên cạnh bếp nên đặt một cốc gạo có cắm 3 nén nhang thơm.
+ Sau khi cúng xong, gia chủ hóa tiền vàng, mũ áo... và mang cá đi phóng sinh ở nơi sạch sẽ, mát mẻ.
+ Nhớ rằng khi khấn cúng không nên cầu xin sung túc hay phú quý cho gia đình mà chủ xin Táo bẩm báo điều tốt, giảm bớt nói điều không hay.