Rằm tháng 7 âm lịch được người xưa quan niệm là một ngày lễ quan trọng trong năm. Chính vì vậy, các gia đình thường hết sức coi trọng, lưu tâm khi cúng vào ngày lễ này để tránh rước thêm xui xẻo và thu hút tài lộc, may mắn về nhà.

TiNi (TH) 00:31 09/08/2022

Theo người xưa quan niệm, từ mùng 2 đến 14 tháng 7 âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.

Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ "mở cửa" đó nên người âm sẽ rất khó để "trở về" hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường lưu truyền từ đời này sang đời khác về thói quen cúng Rằm tháng 7 trước. Vậy phải cúng Rằm tháng 7 âm lịch vào ngày nào là tốt nhất để nhận được nhiều lộc nhất?

Rằm tháng 7 âm lịch được người xưa quan niệm là một ngày lễ quan trọng trong năm - Ảnh minh họa: Internet

Cúng Rằm tháng 7 âm lịch vào ngày nào là đẹp nhất?

Một số chuyên gia phong thủy cho biết, năm 2022 sẽ có 3 ngày được cho là thời điểm cúng rằm tháng 7 đẹp nhất gồm ngày 11/7 âm lịch (tức ngày 8/8 dương lịch); ngày 13/7 âm lịch (tức 10/8 dương lịch) và ngày 14/7 âm lịch (tức 11/8 dương lịch).

Tuy nhiên, các gia đình có thể chủ động lựa chọn thời gian cúng Rằm tháng 7 phù hợp nhất với điều kiện công việc và thời gian của gia đình mình, không nhất thiết phải chọn ngày đẹp vì quan trọng nhất vẫn là lòng thành.

Một số chuyên gia phong thủy cho biết, năm 2022 sẽ có 3 ngày được cho là thời điểm cúng rằm tháng 7 đẹp nhất để tiễn đi xui xẻo, rước tài lộc, may mắn về nhà - Ảnh minh họa: Internet

Cúng Rằm tháng 7 âm lịch vào giờ nào là tốt nhất?

Về giờ cúng rằm tháng 7, các chuyên gia văn hóa và phong thủy cho rằng, tổ chức lễ cúng gia tiên, lễ cầu siêu Vu Lan vào ban ngày từ khoảng 11- 12 giờ là hợp lý nhất vì đây là giờ hoàng đạo và là giờ ma quỷ ít hoạt động hơn. Khi đó vong linh là người nhà sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc mà không có sự quấy phá của các cô hồn dã quỷ được thả về trong ngày Rằm tháng 7.

Còn với lễ cúng cô hồn, chúng sinh thì nên cúng vào chiều tối, diễn ra vào giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ) là tốt nhất. Đây là thời gian nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn có thể ăn uống được. Ban ngày có ánh sáng mặt trời, các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt. Nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể nhận các vật phẩm mà gia chủ bày cúng.

Lưu ý: Khi cúng chúng sinh vào Rằm tháng 7, phải đặt mâm cỗ ở ngoài sân, ngoài đường, tuyệt đối không đặt ở bậu cửa. Hướng làm lễ do gia đình tự chọn. Đồng thời, dù chọn giờ nào thì việc cúng chúng sinh phải được thực hiện trước 12h ngày 15/7 vì sau thời gian đó cửa địa ngục sẽ đóng lại.


Lưu ý: Khi cúng chúng sinh vào Rằm tháng 7, phải đặt mâm cỗ ở ngoài sân, ngoài đường, tuyệt đối không đặt ở bậu cửa - Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi cúng Rằm tháng 7

- Người cúng và người ngồi làm lễ cùng cần mặc lịch sự, trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính.

- Trước khi cúng cần lau dọn, vệ sinh sạch sẽ ban thờ.

- Không cúng chúng sinh bằng cỗ mặn vì quan niệm về mặt >tâm linh cho rằng việc này sẽ khơi dậy lòng tham sân si của các cô hồn.

- Tránh đọc tên các thành viên trong gia đình và địa chỉ gia chủ trong quá trình cúng chúng sinh.

- Tuyệt đối không được ăn vụng đồ cúng.

TiNi (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe