Khí chất và nhan sắc của nàng khiến Hoàng Đế cam tâm trở thành nô lệ, để nàng tùy ý sai bảo, sẵn sàng vì nàng làm bất kể chuyện gì.
- Một người đàn bà thông minh không bao giờ thốt ra những này bởi sẽ khiến đàn ông “cao chạy xa bay”
- Phụ nữ hấp dẫn có 6 nét tính cách “nóng bỏng” này luôn là tâm điểm trong mắt đàn ông
Người ta thường nghĩ đến cụm từ “hồng nhan họa thủy” khi nhắc đến những quý phi được vua chúa sủng ái. Vì chuyện thâm cung bí sử từ xưa, vì đàn bà xinh đẹp mà vong quốc rất nhiều. Phụ nữ xinh đẹp không phải cái tội nhưng nhiều vị vua vì mê sắc dục mà lâm vào đường cùng mất nước.
Sử sách có ghi lại Trụ Vương si mê Đát Kỷ, Chu Vương mất nước vì người đẹp Bao Tự… Nhưng nếu nhìn lại suốt chiều dài các triều đại thì đó vẫn chưa phải là mỹ nhân được vua chúa Trung Hoa sủng ái nhất. Vì dù có được lòng Hoàng đế đến đâu các nàng ấy vẫn không tùy tiện làm chuyện lỗ mãng, đôi khi còn có phần sợ hãi kiêng dè.
Tuy nhiên, ở thành Kim Lăng ở thời kỳ Nam Bắc Triều lại có một mỹ nhân cao quý khó ai bằng. Khí chất và nhan sắc của nàng khiến Hoàng Đế cam tâm trở thành nô lệ, để nàng tùy ý sai bảo, sẵn sàng vì nàng làm bất kể chuyện gì.
Đây là loại sủng ái mà các phi tần nhiều đời không có được. Đó chính là Quý phi Phan Ngọc Nhi của Tiêu Bảo Quyển, Hoàng đế đời thứ 6 của Nam Tề. Đây là vị vua thường được người khác biết đến qua cái tên Đông Hôn Hầu khi bị phế. Ông là một vị hôn quân ngang tàng, bạo lực, đã tàn nhẫn làm nhiều chuyện hoang đường.
Đặc biệt, đằng sau những chuyện hoang đường ông làm đều là vì một vị “hồng nhan họa thủy”, chính là Phan Ngọc Nhi, vốn tên là Du Ny Tử. Dù có xuất thân thấp hèn, chỉ từ một gia đình buôn bán nhỏ lẻ nhưng nàng có nhan sắc quyến rũ trời cho. Mẹ của nàng may mắn được làm bà vú của Tiêu Bảo Quyển. Bà nhìn thấy con gái càng lớn càng mỹ miều thu hút thì cũng không muốn lãng phí công sức nuôi dưỡng.
Đến khi Ny Tử 14, 15 tuổi thì được mẹ đem ra mắt Tiêu Bảo Quyển, lúc này đã là vị vua mới 16 tuổi.
Đã từng thấy qua nhiều mỹ nhân nhưng đó là lần đầu tiên vị hôn quân Tiêu Bảo Quyển bị Du Ny tử mê hoặc. Theo sử sách ghi lại, nàng không có chỉ có làn da trắng như bông tuyết, kiều diễm mà còn có một điểm đặc biệt trên cơ thể khiến vị vua tàn bạo kia say mê mất cả lý trí.
Đó chính là đôi chân cực kì nhỏ nhắn, trắng nõn. Đôi chân của nàng mềm mại tới mức nhìn cứ như không có xương chân, đẹp mắt tới mức Tiêu Bảo Quyển xem như bắt gặp được của báu quý giá.
Sau khi được tiến cung, Du Ny Tử chiếm hết chú ý của hoàng đế, khiến ba ngàn phi tần liền bị thất sủng. Nàng được vua ban cho cái tên Phan Ngọc Nhi, làm quý phi được vua sủng ái bậc nhất. Thậm chí vì nàng, hoàng đế cũng không màng chuyện triều chính. Để lấy lòng mỹ nhân, Tiêu Bảo Quyển còn vơ vét hết trân châu dị bảo trong thiên hạ để xây cho nàng cung điện tráng lệ, xa hoa.
Để đôi chân của Phan Ngọc Nhi ngày càng nổi bật, hoàng đế không tiếc dùng vàng để tạo những đóa sen trên mặt đất theo từng bước nàng đi. Đây là quý phi được vua yêu chiều tới mức để nàng đạp ở dưới chân.
Khi đã cho Phan Ngọc Nhi trở thành mỹ nhân cao quý không ai sánh bằng, hoàng đế còn bằng lòng bưng trà rót nước, xoa bóp chân tay, trở thành nô lệ của nàng. Thân làm vua nhưng lại không để ý việc nước, Tiêu Bảo Quyển sớm muộn cũng trở thành ông vua vong quốc.
Vào năm 502, Tiêu Diễn lập nên triều Lương, trở thành hoàng đế, Tiêu Bảo Quyển bị giết. Dù Lương Vũ Đế có động lòng với Phan Ngọc Nhi nhưng vì là vị vua khai quốc, ông quyết giữ mình tỉnh táo. Ông biết rõ nếu để sắc đẹp này hớp hồn thì sẽ lãnh hậu quả chẳng khác gì Tiêu Bảo Quyển. Đây là lý do ông mang nàng ban cho tướng quân Điền An Khải.
Khi nghe tin, Phan Ngọc Nhi sống chết không nghe, nàng một mực phục tùng quân vương. Lương Vũ Đế nổi cơn thịnh nộ, tống nàng vào ngục, bức chết nàng. Đời hồng nan cũng như tàn tro từ đó.
Theo lời người xưa truyền lại, có người nói rằng đôi chân nhỏ của Phan Ngọc Nhi khiến người Trung Hoa dần có cách nhìn khác về vẻ đẹp của phụ nữ, từ đó mà tục bó chân ra đời.
Đây là câu chuyện “Ba tấc kim liên” của một quý phi khiến vị hôn quân cam tâm quỳ rạp, trở thành cảm hứng cho nhân vật Phan Kim Liên trong tác phẩm Thủy Hử và Kim Bình Mai.