Bức tượng Phật làm bằng đá cao nhất thế giới sẽ "nhắm mắt" mỗi lần chúng sinh lầm than đã được các nhà khoa học tìm ra "lời giải".

Virgo 09:40 04/08/2021

Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tọa lạc tại nơi hợp lưu của ba con sông Mân Giang, sông Thanh Y và sông Đại Độ ở thành phố Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc. 

Lạc Sơn Đại Phật có tổng chiều cao là 71 mét, phần đầu cao 15 mét, vai rộng 28 mét, lông mày dài 5,5 mét, mũi cao 6 mét, tai dài 7 mét có khả năng giữ hai người bên trong. Toàn bộ bức tượng được làm từ đá, ngoại trừ phần tai làm từ gỗ phủ đất sét. Tóc của Phật là 1.021 vòng xoắn đá gắn vào đầu. Bàn chân tượng Phật dài 11m, rộng 8,5m, đủ lớn cho hơn 100 người ngồi. Tượng Phật có dáng ngồi bình thản, đang mỉm cười, hai tay Phật để trên đầu gối, mắt nhìn chăm chú qua sông. Tính đến nay, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật đã hơn 1.300 tuổi. 

Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới hơn 1300 tuổi - Ảnh Internet

Tượng Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng bởi nhà sư Hải Thông từ thời nhà Đường. Lúc bấy giờ, khu vực Gia Châu bị các dãy núi phong tỏa nên giao thông đường bộ vô cùng khó khăn, vì vậy, người dân chủ yếu di chuyển bằng đường thủy.

Tuy nhiên với địa hình vách đá dựng đứng, hiểm trở, đặc biệt ở khu vực chân núi Lăng Vân lại là nơi hợp lưu của ba con sông vì thế thường xuyên xảy ra tai nạn, nhất là vào mùa mưa lũ. Nước sông vào mùa lũ khiến cho các chiến thuyền xung quanh mất kiểm soát, va vào vách núi và bị phá hủy.

Với hy vọng giúp đỡ người dân địa phương, nhà sư Hải Thông đã phát nguyện dốc hết cuộc đời của mình để xây dựng tượng Phật. Ông quyết định xây dựng một tượng Phật lớn tại đây để cầu mong điều an lành cho những con thuyền đi qua. Mặt khác, dựng tượng Phật lớn ở đây có thể giúp tàu bè qua lại nhìn thấy, càng có lợi cho việc truyền bá Phật pháp.

 Bức tượng được xây dựng thời nhà Đường có nhiều giai thoại thần bí - Ảnh: Internet

Tiếc là nhà sư qua đời trước khi công trình xây dựng hoàn thành và không kịp để lại lời căn dặn nào. Dù vậy, thế hệ sau vẫn tiếp tục thực hiện tâm nguyện của nhà sư. Cuối cùng đã hoàn thành vào năm 803 sau Công nguyên. Toàn bộ thời gian xây dựng kéo dài 90 năm. 

Theo sử sách ghi chép lại, sau khi xây dựng xong Lạc Sơn Đại Phật, thảm họa lũ lụt dưới chân núi đã giảm đi rất nhiều. Đáng chú ý, là hiện tượng kỳ lạ đã được ghi chép, đối chiếu và lưu truyền lại số lần tượng Phật "nhắm mắt". Theo nhiều lời đồn đại truyền lại, tượng Phật sẽ "nhắm mắt" khi thấy chúng sinh lầm than. 

 Lạc Sơn Đại Phật đã "nhắm mắt" và rơi lệ khi chúng sinh gặp thảm họa - Ảnh: Internet

Theo ghi chép, Lạc Sơn Đại Phật đã "nhắm mắt" và rơi lệ bốn lần. Lần đầu tiên vào năm 1962, theo người dân kể lại thì năm đó khu vực này gặp phải thiên tai, khiến nhiều người bị chết đói. Lần thứ 2 vào năm 1963, tức là sau trận thiên tai, >đời sống của người dân vẫn lầm than, tượng Phật vẫn "nhắm chặt mắt" dù đã "mở mắt" lại. Lần thứ 3 vào năm 1976, khi động đất xảy ra ở Đường Sơn, nhiều người chết và bị thương. Lần gần đây nhất là năm 2000, tuy nhiên năm đó không xảy ra bất cứ thảm họa nào lớn như trước đó.

Theo dân gian, việc tượng Phật "nhắm mắt" và "mở mắt" là hiện tượng kỳ bí, tuy nhiên theo các nhà khoa học thì hiện tượng này là kết quả của quá trình xói mòn do mưa axit, một hiện tượng tự nhiên.

Công trình kiến trúc Phật giáo linh thiên và huyền bí - Ảnh: Internet 

Theo lý giải các nhà nghiên cứu, trước đó nên công nghiệp của Trung quốc chưa phát triển, môi trường tự nhiên ổn định khiến sự sói mòn của nước mưa không ảnh hưởng nhiều đến tượng Phật. Tuy nhiên khi nền công nghiệp của nước này phát triển, cùng với sự bất cập của các biện pháp xử lý khí thải thời bấy giờ, đã tạo nên mưa axit làm ảnh hưởng tượng Phật có thể thấy rõ.

Hơn nữa, ở lưu vực Tứ Xuyên, do được bao bọc bởi núi nên hơi ẩm khó thoát ra ngoài, do đó tác dụng kết tủa của mưa axit ở đây càng rõ rệt, dưới ảnh hưởng của mưa axit, đôi mắt của Lạc Sơn Đại Phật cũng sẽ hiện ra tương tự: Nhìn như rơi lệ và nhắm mắt lại.

Việc tượng Phật "mở mắt" không phải là Phật đá "còn sống" mà là do chính quyền đã vào cuộc bảo vệ, trùng tu tượng Phật. Ví dụ như năm 1962, kinh tế đất nước chưa thực sự phát triển, nhưng Trung Quốc vẫn đặc biệt cấp kinh phí để tu sửa. Nhờ đó tượng Phật lại 'mở mắt' như ban đầu.

Sau này, vì điều kiện kinh tế được cải thiện, các cơ quan chuyên môn thường xuyên tu sửa Lạc Sơn Đại Phật. Cùng với sự cả thiện về không khí, hạn chế khí thải nên> hiện tượng mưa axit càng ít, vậy nên hiện tượng Phật "nhắm mắt" cũng ít xuất hiện hơn.

Tuy nhiên, với nhiều người dân thì bức tượng Lạc Sơn Đại Phật vẫn là một trong những công trình linh thiêng và huyền bí của Phật giáo.