Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu nhận biết các dấu hiệu mắc bệnh, đi khám sớm để chữa trị kịp thời thì bệnh hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi.
Cổ tử cung của chị em phụ nữ dài khoảng 5cm, nằm giữa tử cung và âm đạo. Cổ tử cung là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến vô sinh. Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào.
Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Quan hệ tình dục sớm, sinh đẻ sớm, sinh đẻ nhiều lần, quan hệ với nhiều người thường dễ mắc >ung thư cổ tử cung. Tình trạng viêm cổ tử cung mạn tính, thói quen vệ sinh cá nhân kém… là yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là ung thư tiến triển chậm thường do papillomavirus ở người (HPV) gây ra lây lan qua đường tình dục. Thông thường khi mắc phải HPV không gây ra các triệu chứng cho đến giai đoạn muộn. Việc chẩn đoán nhiễm HPV có thể được phát hiện bằng phết tế bào Pap hoặc sinh thiết để tầm soát.
Mặc dù là căn bệnh phụ khoa vô cùng nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Nhưng chỉ cần được phát hiện và điều trị sớm, thì tỉ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung gây ra sẽ giảm đáng kể và tác hại của căn bệnh này đối với chị em phụ nữ cũng giảm nhẹ rất nhiều.
Vậy các triệu chứng của ung thư cổ tử cung là gì?
1. Ngứa bộ phận sinh dục
Ung thư cổ tử cung rất có thể do vi khuẩn HPV gây ra. Sau khi nhiễm bệnh, triệu chứng thường gặp là ngứa bộ phận sinh dục. Nếu chị em phụ nữ thường xuyên cảm thấy ngứa vùng kín thì tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời để loại trừ căn bệnh này.
2. Ra máu bất thường
Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng, nhưng khi bệnh tình phát triển, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng không thường xuyên như chảy máu âm đạo. Đặc biệt sau khi quan hệ tình dục thì triệu chứng này lại càng rõ ràng hơn. Do đó chị em phụ nữ nên đi khám để điều trị kịp thời nếu xuất hiện tình trạng này.
3. Vùng kín ra nhiều huyết trắng có mùi lạ
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu vùng kín thường ra nhiều huyết trắng có mùi hôi khó chịu, cũng có lúc huyết trắng có kèm máu. Khi dịch âm đạo có màu khác lạ như màu vàng, xanh, cảm giác dính như mủ, đôi khi màu hồng và gây ra mùi khó chịu... thì đây rất có thể là yếu tố cảnh báo ung thư cổ tử cung. Nếu có những hiện tượng bất thường này, chị em phụ nữ cần đi khám sớm để biết nguyên nhân.
4. Đau bụng
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường gặp phải những cơn đau vùng bụng dưới và các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, toàn thân mệt mỏi khó chịu. Khi chuyển sang giai đoạn cuối, do các tế bào phát triển với tốc độ nhanh chóng, người bệnh còn thường xuyên có dấu hiệu sốt bất thường.
Vậy để phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ nên làm gì?
Muốn ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, trước tiên cần hình thành thói quen vệ sinh vùng kín thật tốt. Thói quen vệ sinh tốt là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa tất cả các căn bệnh phụ khoa. Thường ngày chị em cần chú ý giữ cho quần áo và vùng kín được sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn, không nên ăn các thực phẩm có hại cho sức khoẻ.
Ngoài ra, chị em cũng nên hình thành thói quen khám phụ khoa định kỳ. Phụ nữ thường mắc những bệnh phụ khoa không giống nhau, nếu bệnh phụ khoa không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến ung thư.
Nếu chẳng may bị viêm cổ tử cung, chị em cũng không nên quá hoảng sợ, nên tích cực điều trị. Phụ nữ độ tuổi trung niên trở lên tốt nhất nên khám định kỳ mỗi năm 1 lần, sớm phát hiện bệnh để được điều trị kịp thời, đây cũng là một cách >phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
Bất luận căn bệnh ung thư nào cũng có liên quan mật thiết đến thói quan sinh hoạt hằng ngày, và ung thư cổ tử cung cũng thế. Để ngừa bệnh, chị em cần xây dựng một thói quen sinh hoạt và vệ sinh tốt, đi khám định kỳ…