Thịt đỏ được WHO xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư cho con người (nhóm 2A). Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ 76g thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 20% so với chỉ tiêu thụ khoảng 21g mỗi ngày.
Thịt đỏ được WHO xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư cho con người (nhóm 2A). Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ 76g >thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 20% so với chỉ tiêu thụ khoảng 21g mỗi ngày.
Những loại hóa chất có hại trong thịt đỏ (thịt bò, cừu, heo, trâu...) làm suy yếu hoạt động của tế bào và tăng nguy cơ ung thư. Chất haem là sắc tố đỏ được tìm thấy tự nhiên trong thịt đỏ. Nó có thể làm suy yếu các tế bào, và khiến vi khuẩn trong cơ thể sản xuất các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư. Nên tốt nhất là không nên ăn quá 70g thịt đỏ mỗi ngày dù thích đến đâu.
Thịt nấu ở nhiệt độ cao như nướng, chiên, rán nhiều dầu mỡ, nhiều chất bảo quản tạo áp lực lên gan, dẫn đến rối loạn chuyển hóa chức năng gan, tăng khả năng mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Chất haem là một sắc tố đỏ được tìm thấy tự nhiên trong thịt đỏ có thể làm suy yếu các tế bào, khiến vi khuẩn trong cơ thể sản xuất các hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư.
Để giảm nguy cơ ung thư gan khi ăn thịt, nhất là thịt đỏ, tiến sĩ Khanh khuyến cáo ưu tiên thịt trắng như cá, thịt gia cầm. Đây là nguồn thực phẩm giàu axit béo không bão hòa. Lượng cholesterol và chất béo bão hòa có trong thịt trắng ít hơn so với thịt đỏ. Axit béo không bão hòa có khả năng chống viêm, từ đó có thể ngăn ngừa khối u ác tính phát triển.
Chế biến thịt bằng phương pháp hấp, luộc thay vì chiên có lợi cho >sức khỏe hơn. Amin dị vòng (HCAs) và amin đa vòng (PCAs) là những hóa chất sản sinh khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao, có thể làm hỏng các tế bào trong ruột. Các độc chất gây hại này cũng có trong đồ ăn chế biến sẵn từ thịt đỏ. Các tiền chất gây ung thư trong thịt đỏ gồm nitrosamine, HCA và PAH càng sản sinh nhiều hơn khi thịt được làm nóng đột ngột ở nhiệt độ trên 275 độ C. Theo đó, thịt chiên, nướng có hàm lượng các chất tiền ung thư cao hơn so với món luộc, kho, hầm, xào...
Hạn chế thịt chế biến sẵn vì loại thịt này thường dùng nhiều nitrat và nitrit để tươi ngon lâu hơn. Người ăn thịt đỏ được giữ đông, bảo quản lâu nitrit có thể được chuyển đổi thành hóa chất gây ung thư (hợp chất N-nitroso hoặc NOC).
Để ngăn ngừa ung thư gan và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, người trưởng thành cần kiểm soát khối lượng thịt nạp vào cơ thể và phân bổ tiêu thụ hợp lý. Theo tiến sĩ Khanh, tổng lượng thịt các loại (thủy hải sản, gia súc, gia cầm) cho một người lớn không nên quá 1,1 kg mỗi tuần, trong đó không quá 350-500 g thịt đỏ và không quá 7 quả trứng. Nên chia lượng thực phẩm này thành nhiều bữa ăn mỗi ngày, không ăn dồn hoặc quá nhiều thịt trong một bữa.
Không cho quá nhiều gia vị, sử dụng ít hoặc không cho đường vào các món thịt. Chất chống oxy hóa được xem là "khắc tinh" của những tiền chất gây ung thư, vậy nên khi ăn thịt đỏ nên dùng kèm với các loại rau củ giàu chất chống oxy hóa như củ dền, cà rốt, bông cải xanh, xà lách, khoai lang... Trong quá trình chế biến và ướp thịt cũng có thể thêm các loại thảo mộc chứa nhiều chất chống oxy hóa như sả, gừng, hành, tỏi, dầu ô liu...
Mỗi bữa ăn nên đảm bảo cân bằng >dinh dưỡng các nhóm chất bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng từ các loại ngũ cốc, thịt cá, rau củ quả. Có thể sử dụng đạm thực vật từ các loại rau lá xanh và đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu phụ, hay trong các loại hạt gồm hạt hướng dương, hạt vừng... để thay thế đạm động vật.
Người trưởng thành nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học với thói quen duy trì lối sống lành mạnh, ăn đúng giờ đủ bữa, tập luyện thể thao, làm việc điều độ, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế rượu bia, tránh xa thuốc lá... giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật và ung thư.