Hàng năm, cơ thể luôn phải chống lại các tác nhân gây bệnh, dẫn đến sức khỏe yếu đi. Chúng ta cần bổ sung thêm những dưỡng chất có lợi được kể ra trong một số thực phẩm.
Thật tuyệt vời vì >sữa chua có thể là một trong những lựa chọn >dinh dưỡng tốt cho >sức khỏe, thực phẩm này cung cấp vitamin thiết yếu mà cơ thể cần.
Sữa chua cung cấp đến 49% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Nó cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12, riboflavin, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Sữa chua đặc biệt được chỉ ra tốt cho tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ và góp phần gia tăng tuổi thọ.
Theo đó, lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium), giảm bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cao vượt trội, hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột nhất là trong trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng.
Sữa chua còn được chỉ ra đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, người mắc bệnh tiêu hóa.
Việc ăn sữa chua không đã tốt, bổ sung thêm một số loại trái cây, các loại hạt, thích hợp nhân đôi lợi ích, được các chuyên gia khuyên bổ sung. Bạn có thể kết hợp một số món ăn cùng sữa chua không chỉ giúp ngon miệng mà còn phòng ngừa nhiều loại bệnh.
1/ Sữa chua và mận khô
Theo chia sẻ của TS Emma Laing (chuyên gia tại Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ) thông tin trên báo Phụ nữ Việt Nam Ăn một lượng nhỏ mận khô mỗi ngày giúp duy trì sức mạnh, độ dẻo dai của xương khớp. Mận khô chứa kali, magie và vitamin K cũng như các hợp chất hoạt tính sinh học khác có liên quan đến việc ngăn ngừa loãng xương, bổ sung thực phẩm này vào món sữa chua giúp ngăn chặn lão hóa xương khớp lại giúp trẻ lâu hơn, TS Emma Laing khẳng định, đây là sự kết hợp tốt nhất giúp sữa chua phát huy công dụng này.
2/ Các loại quả mọng
Tất nhiên, mận khô không phải loại thực phẩm tuyệt đối, linh động bổ sung và kết hợp một số thức ăn khác vẫn mang lại hiệu quả thiết thực, cung cấp cho cơ thể đủ vitamin, dinh dưỡng.
Có nhiều loại trái cây chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho xương khớp như kali, magie và vitamin C - nhiều loại trái cây tươi có sẵn trong tủ lạnh như dâu tây, chuối, việt quất, đu đủ, kiwi hoặc dứa, thêm một chút các loại hạt để cung cấp thêm protein và magie có lợi cho cơ thể.
3/ Trà xanh
Trà xanh kết hợp cùng sữa chua, bạn đã biết chưa? Thành phần của trà xanh mang đến nhiều lợi ích: Chống oxy hóa, chống ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm tăng tuổi thọ, giúp đốt mỡ, giảm cân, giúp xương chắc khỏe, lưu giữ tuổi xuân, hỗ trợ trí nhớ…
Trà xanh là một sự thay thế tuyệt vời cho đồ uống có đường có liên quan đến tăng cân và béo phì. Loại thực phẩm rẻ tiền này giàu polyphenol có thể giúp ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, bao gồm cả quá trình apoptosis, ức chế sự hình thành mạch cùng với sự xâm lấn của tế bào khối u.
Catechin (EGCG), là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, làm giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ các tế bào và phân tử khỏi bị hư hại. Sử dụng trà xanh thường xuyên được xem là gia vị/thức uống lành mạnh nhất giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật.
Chỉ cần thêm một thìa cà phê bột trà xanh vào sữa chua, bạn có thể ăn sáng và chiều để tăng cường lợi ích cho cơ thể.
4/ Sữa chua và bột nghệ
Bột nghệ được xem là thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu, nổi bật với hoạt chất curcumin. chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, có thể chữa trị rất nhiều triệu chứng như: Diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư gan, điều trị đau dạ dày, đau bụng…
Nghệ còn cung cấp khá nhiều vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, K, E, Kali, canxi, sắt… và còn nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm. Nghệ giúp giảm nhiều triệu chứng về bệnh tim mạch, chức năng não bộ, chống việm khớp, ngăn ngừa lão hóa da, tiêu diệt gốc tự do gây hại phòng ngừa ung thư. Đây là loại thực phẩm nhanh làm lành những tổn thương và có tác dụng nhanh chóng làm lành các vết thương tốt nhất. Tương tự như khi kết hợp trà xanh, bạn có thể sử dụng ở một mức phù hợp, giúp tăng cường chống lão hóa, bảo vệ cơ thể.
Một số lưu ý khi ăn sữa chua hàng ngày
- Bạn có thể tự làm sữa chua, dùng khoảng 1-2 hộp tương đương 100gr để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn lúc đói, lúc no: không dùng sữa chua ngay trước, sau bữa ăn, bởi nếu ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 - 2 giờ sau bữa ăn.
- Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 - 3 giờ mới nên ăn sữa chua.
- Không nên đun nóng: sữa chua thường bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, nếu sợ viêm họng và cần làm nguội cho trẻ, có thể lấy sữa chua ra khỏi tủ bảo quản trước giờ ăn 15 - 30 phút. Trong trường hợp cần dùng gấp có thể để làm ấm nên bằng cách đặt sữa chua vào bát nước nóng khoảng 60 - 800C. Tuyệt đối không đun nóng sữa chua vì làm mất tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.
- Không nên ăn quá nhiều: mặc dù sữa chua có tác dụng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nhưng đó là trong trường hợp bạn ăn uống vừa phải để kích thích tiêu hóa. Trong trường hợp ăn quá nhiều sữa chua thì lại có thể gây ra béo phì bởi trong thành phần của sữa chua có chứa đường, nếu lạm dụng quá nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết.