Điều thú vị là người Nhật không thích tập thể dục và thường không có thói quen tập luyện. Trong một cuộc khảo sát về các quốc gia ghét tập thể dục nhất trên thế giới do tạp chí y khoa Lancet thực hiện thì Nhật Bản đứng thứ 11 với hơn 60% người dân có động lực tập luyện dưới mức trung bình. Vậy tại sao người Nhật không thích tập thể dục lại có tỉ lệ gầy nhất thế giới?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2016, Nhật Bản là quốc gia không chỉ có tỷ lệ béo phì thấp nhất thế giới mà còn là quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất trong nhóm các nước phát triển chỉ khoảng 4%. Trong khi ở Pháp một đất nước với những con người lãng mạn và mang vẻ đẹp cân đối có tỷ lệ béo phì là 11% và ở Mỹ là 32%.
Chế độ ăn ít calo và có sự kết hợp phong phú nhiều nguyên liệu
Thực phẩm mà người Nhật ăn thường nhẹ và ít calo. Trong nấu ăn hàng ngày người Nhật hiếm khi sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay.
Trong cuốn sách Hướng dẫn chế độ ăn uống để tăng cường >sức khỏe do Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản xuất bản vào năm 1985, với đề xuất bổ sung 30 loại nguyên liệu trong thực đơn mỗi ngày. Kết quả là đề xuất trên trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản và có nhiều bà nội trợ đã áp dụng vào trong thực đơn hàng ngày.
Sử dụng bát đĩa nhỏ,ăn no 8 phần.
Món ăn truyền thống của Nhật Bản chẳng hạn như kaiseki họ sử dụng bát và đĩa rất nhỏ do đó lượng thức ăn cũng ít đi. Đa dạng món ăn cũng tạo nên cảm giác như bản thân đã ăn nhiều.
Ngoài ra ở Nhật Bản quan niệm ăn no đến 8 phần rất quan trọng. Người Nhật sẽ dọn thức ăn trong những chiếc bát đẹp mắt, khi ăn không vội vàng và ăn no khoảng 8 phần thì dừng lại.
So với người phương Tây người Nhật thích đi bộ và đi xe đạp hơn. Khi so sánh số lượng xe đạp trung bình ở 100 người ở mỗi quốc gia thì số lượng xe đạp ở Nhật Bản được xếp hạng cao trên thế giới vượt xa cả Trung Quốc.
Ngoài ra, ở Nhật di chuyển bằng taxi rất đắt đỏ vì vậy dù mất thời gian nhưng đi bộ cũng được coi là một cách tiết kiệm tiền.
Và xe đạp là phương tiện mà hầu hết người Nhật đã quen dùng. Xe đạp được coi là sự lựa chọn hàng đầu để đi lại, học sinh sử dụng để đi học, nhân viên văn phòng sử dụng để đi đến tàu và ga tàu điện ngầm còn các bà nội trợ sử dụng xe đạp để đưa đón trẻ em mẫu giáo và đi mua sắm.
Ở Nhật Bản nhân viên văn phòng có thời gian đi đến chỗ làm tương đối dài. Bên cạnh việc các phương tiện giao thông công cộng thì việc đi bộ, đi tàu, xe đạp mỗi ngày chỉ mất 1-2 giờ đồng hồ. Theo một nghiên cứu trước đây ở Nhật Bản, thời gian trung bình đi làm càng dài thì nguy cơ mắc bệnh đĩa đệm càng thấp. Lý do là khi bạn cố gắng giữ thăng bằng trên một chiếc xe đang lắc lư thì vô tình rèn luyện cơ thể và đốt cháy nhiều calo hơn.
Vào tháng 4 năm 2008, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản chính thức triển khai hệ thống “Khám sức khỏe và hướng dẫn khám sức khỏe cụ thể” và được ban hành trong các quy định của pháp luật. Điều này yêu cầu chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phải kiểm tra nghiêm ngặt tình trạng sức khỏe hàng năm của nhân viên thông qua việc đo chính xác vòng eo của mỗi người. Vòng eo của nam giới không được vượt quá 85cm và vòng eo của nữ giới không được quá 90cm. Đây là con số do Liên đoàn Quốc tế đưa ra vào năm 2005, nếu vòng eo nằm trong giới hạn này thì chứng tỏ cơ thể người đó khỏe mạnh.
Theo j.people.com.cn