Phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nên chị em cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe.

Q.Duyên (t/h) 16:49 25/03/2023

Những lời đồn và sự thật về chu kì kinh nguyệt

1. Lời đồn: Chu kì >kinh nguyệt là 28 ngày.
Sự thật: 28 ngày là con số trung bình. Chu kì kinh nguyệt từ 21-35 ngày đều nằm trong phạm vi bình thường.
 
 
Ảnh minh họa: Internet
2. Lời đồn: Máu kinh là độc tố do cơ thể đẩy ra
Sự thật: Máu kinh là nội mạc tử cung bong ra theo chu kì kèm theo chảy máu, không liên quan đến độc tố.
3. Lời đồn: Sinh con rồi sẽ không bị đau bụng kinh nữa
Sự thật: Sinh con có thể giảm mức độ đau bụng kinh nguyên phát rõ rệt. Tỷ lệ xảy ra đau bụng kinh và mức độ trầm trọng của đau bụng kinh ở nữ giới đã mang thai và sinh con thấp hơn rõ rệt so với nữ giới chưa từng sinh nở. Nguyên nhân do bởi ở những tháng gần cuối của thai kì, các dây thần kinh Adrenegic có chức năng kích hoạt các tế bào cơ trơn bên trong tử cung gần như biến mất hoàn toàn, nồng độ Norepinephrine trong tử cung cũng không thể đạt tới mức ban đầu.
Ảnh minh họa: Internet
4. Lời đồn: Bạn mất một lượng máu rất lớn khi đến tháng
Sự thật: Trung bình phụ nữ mất từ ​​10 đến 35ml máu trong suốt thời gian của mỗi kỳ kinh. Đây chỉ là khoảng 1 – 2 muỗng canh máu, cộng với trung bình nó được trải ra trong 5 ngày nên có thể không nhiều như bạn nghĩ!
5. Lời đồn: Giọng nói của bạn có thể thay đổi trong kỳ sinh nguyệt
Sự thật: Các nghiên cứu về giọng nói phát hiện ra rằng giọng nói của phụ nữ thay đổi một chút trong thời kỳ của họ do hormone sinh sản tăng cao làm thay đổi dây thanh âm. Vì vậy, giọng nói của bạn có thể nghe thô hoặc khàn. Nếu bạn là một ca sĩ, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn sẽ khó hát giọng nữ cao và piano trong thời gian này trong khi những nốt thấp hơn có thể trở nên dễ dàng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
6. Lời đồn: Quan hệ trong thời gian hành kinh vẫn có khả năng mang thai?
Sự thật: Thông thường quan hệ trong thời gian hành kinh sẽ không mang thai bởi theo lý thuyết trứng sẽ rụng trước khi kinh nguyệt tới khoảng 14 ngày. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp đặc biệt, vì khả năng tránh thai trong thời kỳ an toàn chỉ có hiệu quả khoảng 80%. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới thời gian rụng trứng như bệnh tật, căng thẳng, thay đổi môi trường, thuốc… thậm chí có trường hợp khi kinh nguyệt đến cũng có trứng được phóng ra. Nếu bạn thấy chậm kinh cần nhanh chóng kiểm tra xem có mang thai hay không.
7. Lời đồn: Máu kinh khá nhiều và lẫn với cục máu đông, có phải đã mắc bệnh gì không?
Sự thật: Trong máu kinh có tới 70% lượng máu đến từ mạch máu, 5% dịch tiết tế bào, 25% do vỡ tĩnh mạch. Ngoài dịch máu còn có các mảng nội mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung và tế bào biểu bì âm đạo rụng ra. Bởi vì trong máu kinh chứa một lượng lớn plasmin (có tác dụng hòa tan đối với tơ huyết) đến từ nội mạc tử cung nên đặc trưng của máu kinh là không đông đặc. Tuy nhiên, plasmin trong nội mạc tử cung có hạn, nếu ra quá nhiều máu, plasmin không thể hợp thành kịp thời để hòa tan tơ huyết, khi đó trong máu kinh sẽ xuất hiện các cục máu đông. Về cơ bản, đây là điều vô cùng bình thường; nhưng nếu lượng máu kinh, máu vón cục quá nhiều, bạn nên đến khám phụ khoa tại bệnh viện để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Nếu khám và phát hiện có vấn đề, hãy nhanh chóng chữa trị
Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ tới tháng không nên làm gì để khỏe khoắn và dễ chịu hơn?

Những thói quen hoặc cách phụ nữ chăm sóc cơ thể trong sinh hoạt thường ngày có thể là yếu tố khiến những ngày hành kinh trôi qua nhẹ nhàng hoặc nặng nề hơn. Vậy phụ nữ tới tháng không nên làm gì? Mời bạn xem tiếp 8 điều kiêng kỵ khi đến tháng ngay sau đây!

Không nên dùng băng vệ sinh, tampon và giấy vệ sinh có mùi thơm

Phụ nữ khi có kinh nguyệt không nên làm gì?

Việc dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm có thể khiến âm đạo và vùng kín phụ nữ bị kích ứng; gia tăng sự khó chịu trong những ngày hành kinh. Vì thế, khi đến tháng, các chị em nên tránh sử dụng băng vệ sinh, tampon hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm. Thay vào đó, chị em hãy ưu tiên sử dụng những sản phẩm không màu, không chứa hương liệu để đảm bảo không bị kích ứng.

Không nên dùng 1 chiếc băng vệ sinh trong cả ngày dài

Phụ nữ tới tháng không nên làm gì? Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến lời khuyên về việc nên thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 4 giờ khi đang có kinh. Điều này luôn đúng ngay cả đối với những loại băng vệ sinh tiện lợi như tampon (băng vệ sinh dạng que) hoặc cốc nguyệt san. Việc thay băng vệ sinh thường xuyên rất quan trọng vì điều này sẽ hạn chế sự khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển khiến cho “cô bé” bị viêm nhiễm và có mùi hôi.

Phụ nữ tới tháng không nên ăn thực phẩm nhiều muối

Thực phẩm chứa hàm lượng natri cao thật sự không tốt cho các cô gái trong ngày đèn đỏ. Bởi vì thức ăn mặn có thể góp phần gây đầy hơi và tích trữ nước trong cơ thể, từ đó khiến chị em càng cảm thấy khó chịu hơn khi đang hành kinh. Bên cạnh đó, nếu bạn thường bị chuột rút khi có kinh thì việc ăn mặn còn có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn nên cần hạn chế nhé!

Không nên bỏ bữa trong những ngày hành kinh

Phụ nữ tới tháng không nên làm gì? Những ngày “rụng dâu” thường khiến bạn mệt mỏi và khó chịu hơn. Vì vậy, việc bỏ bữa, không ăn uống đầy đủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức năng lượng bạn cần có để hoạt động trong một ngày. Từ đó khiến chị em cảm thấy uể oải và trở nên cáu kỉnh hơn, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Q.Duyên (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe