Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra khi ăn phải thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm cần xử trí thế nào cho đúng?
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Sơ cứu và cấp cứu một bệnh nhân ngộ độc cấp thức ăn là việc rất cần thiết song trước hết cần xác định tác nhân gây ngộ độc bằng cách giữ lại thức ăn nghi ngờ, giữ lại chất nôn, phân, gửi đi làm xét nghiệm độc chất.
Nếu biết chắc chắn thức ăn là độc hại thì có thể móc họng, gây nôn ngay nếu bệnh nhân còn tỉnh táo và không có co giật, sẽ không gây nôn nếu bệnh nhân hôn mê, li bì hay có co giật.
Uống ngay 30 - 50g than hoạt tính (1g/1kg cân nặng) hoà với 250ml nước + đường (trẻ 1-12 tuổi: 15-20g pha với 200ml nước uống), sau đó dùng nhuận tràng bằng sorbitol 30g (1g/1kg cân nặng) không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì gây rối loạn nước và điện giải. Gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn hay đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu co giật để bệnh nhân nằm nghiêng đầu thấp, để thức ăn được tống ra ngoài không sặc.
Gọi cấp cứu, mời bác sĩ đến nhà hoặc đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt để có thuốc điều trị co giật và đảm bảo thông khí.
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tê mồm, lưỡi, bàn tay, chân sau ăn cá nóc, uống than hoạt tính và sorbitol như liều trên.
Nếu bệnh nhân nôn nhiều, ỉa lỏng, có sốt cho uống 2 viên Biseptol hay 1 viên Cipro 500mg/ngày. Uống oresol 1 gói + 1 lít nước. Có thể trì hoãn việc đưa đến bệnh viện và hỏi ý kiến bác sĩ để tiếp tục điều trị.