Người Nhật ngủ ít và áp lực cuộc sống quá nặng, tại sao Nhật Bản lại là quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới?

Tâm Anh 08:05 28/06/2021

Nhật Bản là nước có "độ lệch giấc ngủ" thấp nhất thế giới, và người Nhật là người ngủ ít nhất trên thế giới, với thời lượng ngủ trung bình chỉ 6,5 giờ, trong đó 40% người Nhật ngủ ít hơn 6 giờ. Thời gian ngủ trung bình của người dân Tokyo thấp chỉ 5,59 tiếng. Điều gây sốc nhất là họ cho rằng "người lớn chỉ cần ngủ 6 tiếng" và ngủ quá lâu là lãng phí thời gian.

Nói đến đây, có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc: Người Nhật ngủ ít và áp lực cuộc sống quá nặng, tại sao Nhật Bản lại là quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới?

Theo thống kê cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản đã đạt 84,2 tuổi, vượt qua các quốc gia có tuổi thọ cao như Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Pháp, và đứng đầu thế giới, trong đó phụ nữ là 87,1 tuổi và nam giới là 81,1 tuổi.

Mặc dù thời gian ngủ ít, nhưng người Nhật vẫn sống thọ nhờ 4 lý do dưới đây:

1. Triết lý Ikigai

Người Nhật sống vô cùng tích cực

Tương tự như triết lý sống "hygge" ở Đan Mạch, "joie de vivre" ở Pháp, người Nhật sống với tinh thần "ikigai" bất tử. Triết lý này có nghĩa là tìm lý do của bạn để sống và khuyến khích mọi người sống với niềm vui và mục đích cao đẹp.

Lối sống ikigai của người Nhật đặc biệt phổ biến ở Okinawa được gọi là "Vùng đất của những người bất tử" – nơi có những người Nhật sống thọ nhất hành tinh. Người dân ở đây tin rằng có một mục đích cần thiết để tận hưởng cuộc sống và bạn có thể tìm thấy niềm vui, nguyên nhân tồn tại trong nhiều khía cạnh như giúp đỡ người khác, ăn uống tốt và được gia đình bạn bè yêu thương. Họ không có ý định nghỉ hưu và thích liên tục vận động, di chuyển ngay cả sau khi về hưu.

2. Tiêu thụ cá thường xuyên

Người Nhật Bản tiêu thụ cá với số lượng lớn

Mức tiêu thụ cá bình quân đầu người hàng năm của Nhật Bản thậm chí còn vượt quá gạo, là một trong những quốc gia mà người dân ăn nhiều cá nhất trên thế giới. Mức tiêu thụ cá bình quân đầu người mỗi năm là hơn 100kg, tức là cao gấp 5-6 lần mức trung bình của thế giới.

Các số liệu thống kê liên quan cho thấy người Nhật, chiếm chưa đến 2% dân số toàn cầu, ăn 70% lượng lươn trên thế giới.

Chúng ta biết rằng chất đạm là chất >dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con người, thịt cá rất giàu chất đạm, chất đạm của nó tốt hơn thịt gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi, thịt cá có vị rất thơm ngon.

3. Phương pháp nấu ăn "nhẹ"

Phương pháp nấu ăn chủ yếu của người Nhật là ăn sống, hấp, luộc

Người Nhật chuộng các phương pháp nấu ăn nhẹ như ăn đồ sống, hấp, ướp lạnh, luộc… và chế độ ăn uống của người Nhật nói chung là "ít dầu, ít muối, ít gia vị", cố gắng giữ hương vị ban đầu của các nguyên liệu.

Phương pháp chế biến thức ăn như vậy có thể giữ lại phần lớn các chất dinh dưỡng quan trọng như xenluloza, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác trong thực phẩm, đồng thời giảm sản xuất chất gây ung thư. Đây là lý do quan trọng nhất cho >sức khỏe và tuổi thọ của người Nhật Bản.

4. Người Nhật rất thích tắm và đi bộ

Tắm táo là một hính thức tắm độc đáo ở Nhật.

Ngoài những điều trên, người Nhật còn là những người tắm nhiều nhất trên thế giới, không chỉ mỗi hộ gia đình đều có phòng tắm đầy đủ tiện nghi và tinh tế mà còn có rất nhiều phòng tắm hơi công cộng.

Trên thực tế, bồn tắm của người Nhật không chỉ là một vòi hoa sen, mà còn rất đặc biệt. Khác với cách tắm thông thường, người Nhật đã phát minh ra các phương pháp tắm giữ gìn sức khỏe như tắm rượu gạo, tắm hoa, tắm nước lá, tắm táo… không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà quan trọng nhất là có thể ngăn ngừa một số bệnh và giảm căng thẳng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng lý do chính khiến tuổi thọ trung bình của người Nhật thuộc hàng cao nhất thế giới là do họ quan tâm đến phương pháp thể dục "đi bộ 10.000 bước mỗi ngày".

Thực chất giấc ngủ có mối quan hệ vô cùng quan trọng đối với tuổi thọ, đúng là người Nhật ngủ ít nhưng sống lâu hơn, tuy nhiên điều này hoàn toàn không có nghĩa là giấc ngủ không quan trọng, ngoài việc ngủ đủ giấc, sức khỏe tốt và tuổi thọ cũng liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục, tâm lý, lối sống…

Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người không chỉ liên quan đến độ dài giấc ngủ mà còn liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ không tốt, biểu hiện không chỉ đơn giản như quầng thâm mắt, còn ảnh hưởng đến khả năng tư duy, khả năng phán đoán bị suy yếu, chức năng miễn dịch và nội tiết sẽ mất cân bằng.

Nếu bạn có thể ăn uống "nhẹ", tập thể dục đều đặn, đảm bảo chất lượng giấc ngủ và duy trì một thái độ tốt, bạn có thể sống lâu hơn người Nhật.

Theo Hà Vũ/Tổ Quốc