3 loại củ là "thần dược" với bệnh nhân tiểu đường, có 2 loại thịt là "kẻ thù" vì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Sức khỏe 27/06/2021 09:53

Để hạ đường huyết và phòng tránh biến chứng, bệnh nhân tiểu đường nên "ăn nhiều 3 loại củ - tránh xa 3 loại thịt" sau đây.

Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Người bệnh tiểu đường thường có triệu chứng "3 thêm, 1 bớt" đó là: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều. Nhưng ngược lại, ngày càng giảm cân.

Ở người khỏe mạnh, lượng đường huyết lúc đói sẽ rơi vào khoảng 4,0 ~ 6,0mmol/L và đường huyết sau ăn không được vượt quá 12,0mmol/L. Nếu đường huyết lúc đói vượt quá 7,0mmol/L trong 3 lần liên tiếp thì có thể được đánh giá là lượng đường trong máu cao.

3 loại củ là 'thần dược' với bệnh nhân tiểu đường, có 2 loại thịt là 'kẻ thù' vì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1

Trong mắt nhiều người, tăng đường huyết là căn bệnh "người già", những năm gần đây do thói quen ăn uống giàu chất béo nên tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường có xu hướng gia tăng.

Để hạ đường huyết và phòng tránh biến chứng, bệnh nhân tiểu đường nên "ăn nhiều 3 loại củ - tránh xa 3 loại thịt" sau đây.

3 loại củ giúp hạ đường huyết mà bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường

1. Cà rốt

Không giống các loại thực phẩm chứa đường khác, lượng đường trong củ cà rốt được chuyển hóa ở mức độ chậm chạp, do đó không thể làm đường huyết tăng quá nhanh trong một lúc, nhờ vậy cơ thể sẽ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hơn nữa, cà rốt còn chứa nhiều beta-carotene - một chất được biết đến với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt.

Trong cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B cùng chất caroten cao hơn cả cà chua. Đây đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt hữu ích cho thị lực và tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại những biến chứng của tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường mỗi tuần nên ăn từ hai đến ba bữa cà rốt là tốt nhất, mỗi bữa nên ăn khoảng 50g (nửa củ to hoặc một củ nhỏ).

2. Khoai lang

Theo bác sĩ dinh dưỡng Leah Kaufman, công tác tại Leah Kaufman Nutrition ở thành phố New York: Để giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát, tốt nhất bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoai lang vì chúng có chất xơ, cũng như nhiều loại vitamin khác. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một củ khoai lang luộc cỡ vừa chứa 3,75g chất xơ - bằng 15% lượng chất xơ mà cơ thể cần trong một ngày.

Kaufman nói: "Tôi khuyên mọi người nên ăn 1/2 đĩa rau không chứa tinh bột và 1/4 đĩa rau giàu chất xơ, chẳng hạn như khoai lang để tăng lượng chất xơ tổng thể". Các loại rau giàu tinh bột khác mà bạn có thể ăn vừa phải bao gồm đậu Hà Lan và ngô.

3 loại củ là 'thần dược' với bệnh nhân tiểu đường, có 2 loại thịt là 'kẻ thù' vì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm - Ảnh 2

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa cho thấy, khi luộc, khoai lang là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, điều đó có nghĩa rằng chúng không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như khoai tây thông thường. Tuy nhiên đem khoai lang đi nướng, rang và chiên là những cách nguy hiểm nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Theo bác sĩ Kaufman, bệnh nhân tiểu đường nên ăn một nửa củ khoai lang cỡ trung bình vì nó tương đương với 15 gam carbohydrate. Ngoài ra, đừng biến khoai lang thành sự lựa chọn rau duy nhất của bạn trong một ngày.

3. Khoai môn

Chất xơ có trong củ khoai môn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường vì nó giúp điều chỉnh lượng glucose và insulin trong cơ thể. Củ khoai môn cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường do chỉ số đường huyết thấp.

Mặc dù củ khoai môn là một loại củ giàu tinh bột, xong nó có chứa hai loại carbohydrate có lợi cho việc quản lý lượng đường trong máu đó là chất xơ và tinh bột kháng.

3 loại củ là 'thần dược' với bệnh nhân tiểu đường, có 2 loại thịt là 'kẻ thù' vì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm - Ảnh 3

Chất xơ và tinh bột kháng đều là thứ mà con người không thể tiêu hóa. Vì nó không được hấp thụ nên nó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Theo tờ Healthline, củ khoai môn có chứa chất xơ và tinh bột kháng, vừa làm chậm tiêu hóa vừa giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.

2 loại thịt mà người tiểu đường cần phải tránh xa

1. Thịt mỡ

Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật... vì chúng có chứa lượng chất béo cao. Sau khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin, không có lợi cho việc điều hòa lượng đường trong máu.

3 loại củ là 'thần dược' với bệnh nhân tiểu đường, có 2 loại thịt là 'kẻ thù' vì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm - Ảnh 4

2. Thịt xông khói

Thịt xông khói có hàm lượng chất béo và hàm lượng muối cao. Thường xuyên ăn loại thực phẩm này sẽ gây giữ nước và natri trong cơ thể, phá hủy áp suất thẩm thấu của tế bào mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin.

Vì vậy, những người có đường huyết cao muốn ổn định đường huyết thì nên ăn ít đồ nhiều muối, đặc biệt là thịt xông khói.

3 loại củ là

Muốn hạ đường huyết, cần duy trì 2 thói quen

Uống nhiều nước

Thời tiết nóng bức của mùa hè khiến cơ thể dễ mất nước, vì thế nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày để cơ thể được cung cấp đủ nước và giúp ổn định lượng đường trong máu.

Bạn có thể uống trà hoa cúc để bổ sung kịp thời selen, axit amin và flavonoid.

Selen: Có thể giúp sửa chữa các tế bào và thúc đẩy quá trình tiết insulin.

Axit amin: Góp phần vào quá trình chuyển hóa lipid trong máu, ngăn chặn sự gia tăng lipid máu.

Flavonoid: Thúc đẩy sự phân hủy các tạp chất trong máu, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đi ngủ sớm

Đi ngủ sớm mỗi ngày giúp điều chỉnh lượng nội tiết tố, ngược lại thức khuya sẽ khiến thần kinh căng thẳng, huyết áp tăng cao, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết.

Bệnh nhân tiểu đường có 3 khung giờ dễ biến chứng nhất trong ngày, khuyến cáo ăn 3 loại rau để hạ đường huyết nhanh

Trong ngày, có 3 thời điểm người bệnh tiểu đường dễ đối mặt với các vấn đề về sức khỏe nhất, cần cẩn trọng để bảo vệ tính mạng.

TIN MỚI NHẤT