Ở mỗi mức độ biểu hiện bệnh khác nhau, người nhiễm SARS-CoV-2 cần bổ sung các loại thực phẩm phù hợp để nhanh chóng hồi phục. Ngoài theo dõi các triệu chứng thì dinh dưỡng với F0 vô cùng quan trọng.
Hiện nay chúng ta đang sống chung an toàn, thích ứng linh hoạt với SARS-CoV-2, đa phần người nhiễm nCoV hiện đều có thể cách ly, tự theo dõi và điều trị tại nhà.
Bên cạnh theo sát và xử trí kịp thời các triệu chứng, chế độ >dinh dưỡng phù hợp trong thời gian diễn biến bệnh là yếu tố được các chuyên gia nhấn mạnh khi F0 điều trị Covid-19.
Trao đổi với Zing, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhận định việc xây dựng chế độ dinh dưỡng theo mức độ triệu chứng của F0 sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục, đề phòng tình trạng suy kiệt dẫn tới suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.
Những món ăn tốt cho >sức khỏe, dễ tiêu hóa
Cháo nóng thịt băm hoặc cá (ít mùi tanh), với các loại củ thái nhỏ (cà rốt, củ dền,...) thêm hành và một ít rau thơm (kinh giới, tía tô) sẽ giúp người bệnh giải bớt cảm giác sốt.
Các món canh súp hầm xương, hoặc các món canh nấu với củ sen, táo tàu, câu kỷ tử,… sẽ giúp bữa ăn của người bệnh thêm ngon miệng hơn.
Nếu người bệnh mệt mỏi, ngán ăn cơm, có thể xen kẽ các món nước như nui, bánh canh, mì, cùng với xương hầm, sẽ giúp người bệnh không bỏ bữa. Trong những ngày có triệu chứng mệt mỏi hoặc mất vị giác khiến người bệnh chán ăn, nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5 bữa/ ngày, để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng trong ngày.
Đảm bảo bệnh nhân cần ăn đầy đủ các nhóm chất cơ bản: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất, vitamin C, vitamin D, kẽm,...
Trả lời câu hỏi của người xem trong livestream về việc F0 uống thuốc gì khi tự chăm sóc tại nhà, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: Người bệnh uống những loại thuốc giống như thuốc chữa cảm cúm: paracetamol (có tác dụng giảm đau, hạ sốt), thuốc ho, thuốc tiêu chảy, bù nước. Người bệnh không tự uống những loại thuốc đặc biệt khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Về thông tin xông hơi bằng sả, chanh, gừng, tinh dầu sả chanh có chữa bệnh COVID-19 hay không, bác sĩ nhấn mạnh việc xông hơi giúp làm sạch cuống họng nhưng không chữa khỏi bệnh. Đặc biệt, nếu đang sốt, người bệnh không nên xông vì sẽ dẫn đến việc sốt cao hơn. Hết sốt, người bệnh có thể xông với điều kiện sử dụng nước sạch, lá sạch, tinh dầu sạch.