Khi bị lở miệng, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, đặc biệt là trong vệ sinh răng miệng và ăn uống. Vậy người bị lở miệng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Cúc Nguyễn 05:32 12/07/2020

Người bị lở miệng nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi bệnh này tác động không nhỏ đến >đời sống sinh hoạt hàng ngày và tinh thần của người bệnh. Việc chú trọng vào vấn đề ăn uống vừa giúp lở miệng nhanh chóng biến mất đồng thời phòng ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.


Người bị lở miệng nên ăn gì và không nên ăn gì? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây lở miệng

Lở miệng/nhiệt miệng thường được gây ra bởi những vết loét dạng hình tròn/bầu dục nằm ở niêm mạc nướu, má và lưỡi. Chúng khiến miệng đau rát, khó chịu. Để đưa ra được những phương pháp chữa trị hiệu quả nhất thì bạn cần xác định được nguyên nhân tại sao lại bị lở miệng:

  • Người bệnh nghiến răng hoặc cắn phải má trong: Điều này khiến niêm mạc má bị tổn thương, nhiễm trùng do các virus tấn công gây loét miệng, nấm miệng.
  • Người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
  • Người bệnh bị thiếu chất >dinh dưỡng như sắt, kẽm, axit folic hoặc vitamin.

Người bị lở miệng nên ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới người bị lở miệng. Khi bị lở miệng, bạn cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau:

Nước

Trước tiên, bạn cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể uống thêm nước trà xanh với công dụng kháng viêm, trị nhiệt miệng hiệu quả.


Người bị lở miệng nên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

Trà đen

Chất tanin trong trà đen có tác dụng giảm đau do lở miệng, nhiệt miệng gây ra. Bạn có thể uống khoảng 500-750ml trà đen mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể đắp trực tiếp túi trà đen ướt lên vết loét miệng khoảng 1 phút để giúp quá trình chữa nhiệt miệng được nhanh hơn

Sữa chua

Sữa chua có chứa thành phần lợi khuẩn lactobacillus acidophilus giúp chống lại các hại khuẩn bên trong miệng, từ đó giảm vết lở loét. Trong quá trình trị lở miệng, nếu bạn ăn khoảng 225g sữa chua mỗi ngày sẽ rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn khoảng 60g sữa chua mỗi ngày để phòng ngừa nhiệt miệng.


Sữa chua chứa lợi khuẩn chống lại hại khuẩn gây lở miệng - Ảnh minh họa: Internet

Cà rốt

Cà rốt có chứa beta-carotene rất tốt cho loét miệng. Bạn có thể uống nước ép cà rốt cùng một số loại rau như rau chân vịt, ngò tây để chữa nhiệt miệng.

Khế

Khế có vị chua, tính mát, do đó có thể chữa nhiệt miệng tương đối tốt. Lưu ý, bạn nên dùng khế chua chứ không phải khế ngọt. Lấy khoảng 2-3 quả khế rồi thái lát mỏng hoặc giã nát, cho vào nồi rồi đun sôi với nước. Mỗi ngày ngậm hỗn hợp trên vài phút rồi nuốt dần.

Cà chua

Cà chua có tính thanh mát, ngọt nhẹ giúp thanh nhiệt cho cơ thể, rất tốt cho người bị lở miệng. Do đó, bạn có thể ăn cà chua sống mỗi ngày nếu bị lở miệng. Ngoài ra, bạn có thể uống nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 2-4 lần.


Cà chua có tính thanh mát, ngọt nhẹ giúp thanh nhiệt cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Rau xanh

Các loại rau xanh mà người bị lở miệng nên ăn đó là diếp cá, rau má. Bạn có thể ăn sống hoặc nấu canh, hay xay lấy nước uống đều được, mỗi ngày 2-3 lần để giúp thanh nhiệt cho cơ thể.

Thịt vịt, thịt ngan

Các loại thịt này có tính mát, hạ nhiệt và bồi bổ cho >sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều bởi có thể gây tác dụng ngược.

Cá nước ngọt

Cá nước ngọt giàu đạm, có tính hàn, giúp bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho người bệnh, từ đó nhanh khỏi bệnh.


Cá nước ngọt giàu đạm, có tính hàn, tăng sức đề kháng để nhanh hết khỏi miệng - Ảnh minh họa: Internet

Các loại hạt, đậu

Bạn có thể nấu nước uống hoặc ăn chè từ các loại hạt như hạt sen, đậu đen, đậu xanh. Bạn cũng có thể hầm các loại hạt này để ăn trong ngày, giúp giải nhiệt, thanh lọc cho cơ thể và điều trị lở miệng hiệu quả.

Người bị lở miệng không nên ăn gì?

Bên cạnh việc biết được bị lở miệng nên ăn gì thì bạn cũng cần nắm được các loại thực phẩm nên tránh xa. Dưới đây là những món ăn có thể khiến vết loét nặng hơn:

Thức ăn chứa axit

Hãy tránh xa các loại trái cây họ cam quýt bởi chúng sẽ khiến các vết lở loét trong miệng ngày càng nặng thêm. Đặc biệt, axit citric có trong những loại trái cây này sẽ khiến miệng mọc thêm nhiều vết loét hơn. 


Người bị lở miệng hãy tránh xa trái cây họ nhà cam quýt - Ảnh minh họa: Internet

Cà phê

Cà phê có chứa hàm lượng axit salicylic gây kích ứng những mô nhạy cảm bên trong miệng, có thấy gây nhiệt miệng, lở miệng. Do đó, bạn hãy cố gắng kiềm chế trước cà phê nếu bị nhiệt miệng.

Thức ăn cay

Các loại đồ ăn cay chứa các thành phần kích ứng, làm nhiệt miệng trầm trọng hơn. Do đó, bạn hãy hạn chế cho các loại gia vị cay như ớt, tiêu, sa tế,... vào đồ ăn để nhanh hết lở miệng.

Các loại nước ngọt

Các loại nước ngọt chứa si rô ngô và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở miệng, kể cả những loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng nhưng chứa axit. Do đó, bạn hãy cắt giảm tối đa các loại nước ngọt khỏi thực đơn của mình.

Khi đã biết lở miệng nên ăn gì và kiêng gì, bạn sẽ không còn đau xót mỗi khi ăn uống hay sợ bệnh nặng hơn. Chúc bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lở miệng khó chịu!

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe