Đâu là những dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi? Cách phòng chống căn bệnh này ra sao? Hãy cùng khám phá ngay các lời khuyên chính xác đến từ các chuyên gia nhé!
Các trường hợp ung thư phổi đang gia tăng ở Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ở những người hút thuốc cũng như những người tiếp xúc với việc hút thuốc thụ động. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn không nên bỏ qua.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở nam giới ở Ấn Độ và hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi đều có tiền sử hút thuốc lá. Hút thuốc làm hỏng các tế bào xếp thành phổi. Mặc dù ban đầu cơ thể bạn cố gắng sửa chữa những tổn thương, nhưng theo thời gian, các tế bào bắt đầu hoạt động bất thường và ung thư phát triển.
Hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi không có biểu hiện các triệu chứng ban đầu, nhưng một số cá nhân thì lại có. Đó là những cơn ho dai dẳng, đau ngực, khó thở, thay đổi giọng nói, sụt cân,...
"Tùy thuộc vào phần phổi bị ảnh hưởng, bệnh nhân ung thư phổi có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hoặc dữ dội hơn khi ung thư tiến triển. Và cũng giống như nhiều loại ung thư khác, ung thư phổi có thể gây ra các triệu chứng toàn thân mang tính chất tổng quát hơn." Tiến sĩ Praveen Garg - Chuyên gia tư vấn cấp cao, Khoa Ung thư Phẫu thuật, Bệnh viện Indraprastha Apollo, New Delhi cho biết.
"Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới ở Ấn Độ và phổ biến thứ hai về tổng thể. 80% bệnh nhân ung thư phổi có tiền sử hút thuốc lá, nhưng tỷ lệ mắc bệnh hiện đang gia tăng ngay cả ở phụ nữ và những người không hút thuốc.” - Tiến sĩ Prashant Mehta, Cố vấn cấp cao, Khoa Ung thư/ Huyết học/ BMT, Bệnh viện Amrita, Faridabad cho biết.
Tiến sĩ Mehta cũng cho biết ung thư phổi biểu hiện chủ yếu là những triệu chứng ho dai dẳng, đau ngực, khó thở, khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói, có máu trong đờm (ho ra máu), sưng cổ và sụt cân.
Tiến sĩ Praveen Garg chia sẻ những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi:
- Ho dai dẳng hoặc ngày càng nặng hơn
- Ho ra máu hoặc chất nhầy có màu gỉ sắt
- Đau ngực trầm trọng hơn khi hít thở sâu hoặc ho
- Khàn tiếng
- Chán ăn
- Sụt cân bất thường
- Khó thở
- Mệt mỏi hoặc suy nhược
- Nhiễm trùng không biến mất hoặc tái phát, chẳng hạn như viêm phế quản và viêm phổi
- Xuất hiện những đợt thở khò khè mới
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Việc hút nhiều loại thuốc lá, hút thuốc thụ động, tiếp xúc với hóa chất và khí như radon hoặc amiăng ở bất kỳ vị trí nào và có tiền sử di truyền ung thư phổi đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư phổi.
Tiến sĩ Garg khuyên mọi người phải tránh xa thuốc lá và thuốc lào để tránh phát triển ung thư phổi. Đồng thời tiến sĩ cũng chia sẻ các cách phòng ngừa ung thư phổi như sau:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn trái cây và rau quả trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp xây dựng khả năng miễn dịch chống lại ung thư phổi ở những người hút thuốc cũng như những người không hút thuốc.
- Tiền sử gia đình: Nếu một thành viên trực hệ trong gia đình đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, mọi người nên tự kiểm tra để phát hiện bệnh ung thư nếu do yếu tố di truyền hoặc yếu tố môi trường.
- Tránh hút thuốc lá thụ động: Nên tránh xa mọi loại khói thuốc lá. Bởi hút thuốc thụ động cũng có hại như hút thuốc vậy.Không tiếp xúc với các chất độc hại: Mọi người nên cố gắng tránh tiếp xúc với các chất độc hại như khí radon, amiăng, asen, khí thải động cơ diesel,... vì các khí này có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra căn bệnh ung thư phổi.
- Tập thể dục và yoga: Thực hiện các bài tập tim mạch như đi bộ nhanh, chạy và một số bài tập thở hoặc yoga có thể giúp giảm nguy cơ hoặc ảnh hưởng của bệnh ung thư phổi. Điều này sẽ giúp cho phổi hoạt động hiệu quả hơn.
- Khám >sức khỏe định kỳ: Mọi người nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để xác định bất kỳ nguy cơ nào liên quan đến sức khỏe cơ thể. Điều này sẽ giúp xác định sự phát triển của bệnh ung thư ở giai đoạn đầu.
Trên đây là tổng hợp các dấu hiệu nhận biết ban đầu, cũng như các cách phòng chống ung thư phổi đến từ các chuyên gia. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, các độc giả đã có được cho mình lời giải đáp ưng ý và biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen lành mạnh để duy trì một lá phổi thật khỏe mạnh nhé! Chúc các chị em độc giả đều khỏe mạnh và đẹp xinh mỗi ngày!