Thực phẩm có vai trò quan trọng đến sức khỏe tim mạch, đặc biệt là với người bị thiếu máu cơ tim. Hãy cùng tìm hiểu bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì qua bài viết sau.
- 5 bộ phận càng ngày càng trắng báo hiệu sức khỏe có vấn đề, nhất là tim và dạ dày
- 4 loại thực phẩm dễ gây béo phì, tim mạch mà cha mẹ cần lưu ý tránh cho con ăn nhiều
Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì là chủ đề được khá nhiều người quan tâm. Vì bên cạnh nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cũng là căn bệnh thường xảy ra ở hệ thống tim mạch. Có một điều đáng mừng là chính chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày có thể giúp chúng ta ngăn ngừa và làm giảm thiểu các biến chứng của căn bệnh này.
1. Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?
Thiếu máu cơ tim còn có tên gọi khác là bệnh mạch vành. Đây là vấn đề thường xảy ra do các động mạch bị thu hẹp bởi chất béo hoặc các mảng bám hữu cơ giữ trong thành động mạch.
Theo thời gian, chúng sẽ làm tắc nghẽn động mạch và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông nguy hiểm. Khi máu bơm đến động mạch tim bị tắc ứ, tim sẽ xuất hiện tình trạng thiếu oxy, suy yếu chức năng hoạt động hoặc các tế bào của tim bị phá hủy dần.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim thường xảy ra khi máu chảy qua một hoặc nhiều động mạch vành bị giảm xuống. Lượng oxy cơ tim sẽ giảm khi lượng máu nhận được thấp.
Thiếu máu cơ tim có thể diễn tiến chậm vì các động mạch bị tắc nghẽn theo thời gian hoặc chúng có thể xảy ra nhanh chóng khi một động mạch bị chặn đột ngột.
Các nguyên nhân gây ra thiếu máu cơ tim bao gồm:
- Đông máu: Các mảng bám trong xơ vữa động mạch có thể vỡ hoặc gây đông máu. Những cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến việc thiếu máu cơ tim đột ngột, nếu nặng sẽ gây ra đau tim.
- Bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch): Các mảng bám phần lớn là các cholesterol hình thành trên thành động mạch, chúng sẽ làm hạn chế lưu lượng máu trong cơ thể. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tra tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Động mạch vành co thắt: Việc các bắp thịt trong thành động mạch bị siết chặt tạm thời có thể làm giảm hoặc thậm chí ngăn lưu thông máu đến một phần của cơ tim. Tuy nhiên, thiếu máu cơ tim thường ít xuất phát từ bệnh động mạch vành.
Các triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim:
- Đau vai hoặc cánh tay.
- Đau cổ hoặc hàm.
- Nhịp tim đập nhanh.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Khó thở khi vận động.
- Đổ mồ hôi.
- Mệt mỏi.
3. Người bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì?
Trên thực tế, thực phẩm không phải là giải pháp tốt nhất để chữa dứt điểm bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, việc ăn uống đúng cách, khoa học với các loại thực phẩm phù hợp kết hợp cùng việc tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả. Các thực phẩm dành cho người thiếu máu cơ tim cần đảm bảo cung cấp đủ các chất có lợi cho tim mạch để góp phần kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.
Chế độ ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến quá mặn có thể khiến bạn bị cao huyết áp, đau tim, thậm chí đột quỵ. Điều đáng nói hơn cả là chính thói quen ăn uống của người Việt lại thường tiêu thụ nhiều muối hơn lượng mà cơ thể cần mỗi ngày. Đây được xem là một trong những lý do khiến các bệnh lý về tim mạch trở thành một trong những nhóm bệnh phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.
Nếu được hỏi người thiếu máu cơ tim nên ăn gì thì câu trả lời là tốt nhất là hãy ưu tiên cho chế độ ăn nhạt hơn. Khi chế biến các món ăn cho người thiếu máu cơ tim, không nên nấu quá mặn. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh vì chúng chứa rất nhiều muối.
+ Dầu cá
Trong cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá hồi có chứa hàm lượng axit béo omega 3 rất cao. Các dưỡng chất này có khả năng làm giảm những chất béo bất lợi cho cơ thể và làm tăng nồng độ cholesterol HDL, chúng sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi của mạch máu để làm giảm nguy cơ đông máu ở động mạch.
+ Trái cây và rau, củ quả
Trong các loại trái cây và rau, củ có chứa chất oxy hóa cao giúp tế bào tim hoạt động khỏe mạnh hơn. Thường xuyên bổ sung trái cây và rau, củ vào chế độ ăn là cách cung cấp axit folic quan trọng giúp giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu – một yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim và cách bệnh lý tim mạch khác.
+ Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại đậu, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt là nhóm thực phẩm cần thiết cho những người mắc bệnh tiểu đường vì chúng có chỉ số đường huyết thấp và có khả năng giúp bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường trong máu khi tiêu thụ. Nếu bệnh nhân tiểu đường kiểm soát thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng giảm xuống đáng kể.
+ Rượu vang đỏ
Nếu uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải hằng ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả. Những hoạt chất chống oxy hóa có mặt trong rượu vang đỏ giúp cơ thể tổng hợp cholesterol HDL (tốt) để loại bỏ nguồn cholesterol LDL (xấu).
Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều rượu sẽ gây ra phản tác dụng khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp và tim mạch.
+ Trà xanh
Trong trà xanh có các hoạt chất chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa quá trình tích tụ chất béo trong động mạch rất tốt. Những hoạt chất này đóng vai trò như một chất chống đông máu và cải thiện sự giãn nở của mạch máu hiệu quả để tăng lưu lượng máu dẫn đến tim.
+ Vitamin E
Đây sẽ là “đối tác hữu nghị” của cholesterol HDL trong cơ thể. Việc duy trì cholesterol tốt, kiểm soát cholesterol xấu sẽ là yếu tố có lợi cho người bị thiếu máu cơ tim. Vitamin E có nhiều trong quả bơ và các loại rau màu xanh đậm.
4. Thiếu máu cơ tim không nên ăn gì?
+ Chất béo, mỡ động vật
Trong mỡ động vật hay các thực phẩm giàu chất béo có nhiều LDL cholesterol – nguyên nhân chính gây ra mảng xơ vữa trong bệnh thiếu máu cơ tim. Cắt giảm chúng là cách tốt nhất giúp cho mức độ tắc hẹp của mạch vành không tăng lên, đồng thời giúp ngăn ngừa hình thành vị trí hẹp mới. LDL - Cholesterol còn có trong nội tạng, da động vật, sữa nguyên chất, phô mai; thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt đóng hộp/chế biến sẵn.
+ Các loại ngũ cốc và carbohydrate tinh chế
Bánh mì trắng, gạo trắng hay các loại ngũ cốc ăn sáng ít chất xơ, kẹo, đường có khả năng làm hư hại trái tim theo nhiều cách:
- Chúng làm mất đi nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như chất xơ, khoáng chất, axit béo và chất phytochemical.
- Trong quá trình chế biến thường bị thêm vào các thành phần không lành mạnh như muối và đường.
- Nhiệt độ cao làm phân huỷ cấu trúc tự nhiên của thực phẩm, gây bất lợi cho sức khỏe.
- Lượng đường fructose có mặt trong chất làm ngọt khi chế biến đồ ăn được chuyển hoá đặc biệt, làm tăng sản xuất chất béo mới ở gan.
+ Nước ngọt và đồ uống có chứa chất kích thích
Đồ uống có đường hay có gas sẽ tác động xấu đến tim giống như tinh bột tinh chế. Bởi vì cơ thể của chúng ta sẽ tự động tính toán lượng calo nạp vào từ chất lỏng không khác gì thực phẩm rắn. Trong các loại nước này có chứa rất nhiều calo lại không hề có chất xơ và dinh dưỡng, khiến cơ thể tăng cân nhanh và làm sức khỏe xấu đi.
Hơn nữa, chúng còn có chất tạo màu, chất bảo quản, điều hương, điều vị, chất kích thích như cocain, cafein… làm tăng nguy cơ co thắt mạch máu, khiến cho cơ tim thiếu máu trầm trọng hơn.
>>> Xem thêm:
- Cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim cho người già
- Thiếu máu não ăn gì để cải thiện tình hình?
+ Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin K
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như cà chua, cà rốt, ớt, súp lơ, dưa leo, khoai lang, khoai tây, bí đao, rau diếp,… đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại là cấm kỵ khi chăm sóc những người bị thiếu máu cơ tim có dùng thuốc chống đông máu kháng vitamin này, đa phần là sau khi đặt stent.
Việc nạp nhiều vitamin K làm thuốc chống đông mất đi tác dụng, từ đó mà cục máu đông có điều kiện để phát triển lớn lên, làm tắc nghẽn mạch máu và gây ra nhiều biến cố nguy hại tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì và không nên ăn gì để chọn lựa được loại thực phẩm giúp giảm thiểu tình trạng bệnh hiệu quả.