Nhiều phụ nữ mắc phải các triệu chứng khác nhau trong kỳ kinh nguyệt như đau thắt lưng, đau bụng, sưng phù hoặc trầm cảm,... Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhưng bạn cũng có thể làm giảm các cơn đau bằng cách thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý trong kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân là do chất Prostaglandin (các axit béo không bão hòa có ở các mô) tiết ra trong thời kỳ kinh nguyệt gây ra các triệu chứng như đau bụng và đau lưng. Một số người bị tiêu chảy, buồn nôn do chức năng tiêu hóa bị giảm đi.
Chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt thường xảy ra trước hoặc sau khi bắt đầu hành kinh. Triệu chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt thường kéo dài hơn và có xu hướng đau hơn chứng đau nửa đầu thông thường.
Người ta cho rằng nội tiết tố nữ estrogen là nguyên nhân gây nên nhưng cụ thể vẫn chưa được làm rõ.
Nếu đào thải nhiều máu trong kỳ hành kinh có thể gây thiếu máu khiến da trở nên xanh xao, chóng mặt.
Phù nề xảy ra do sự gia tăng Progesterone trước kỳ kinh nguyệt mà chất Progesterone là chất có chức năng trữ nước trong cơ thể. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh khiến máu lưu thông kém ở nửa thân dưới nên có thể gây sưng phù ở giữa bàn chân.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, da nổi mụn hay mẩn đỏ có liên quan đến hai loại nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone.
Trước kỳ kinh progesterone làm quá trình bài tiết chất nhờn nên dễ bị nổi mụn và các đốm đồi mồi trên da. Ngoài ra khi bắt đầu có kinh nguyệt lượng progesterone và estrogen sản sinh ra đều giảm khiến da bị khô và khá nhạy cảm, dễ nổi mẫn đỏ trên da.
Những thay đổi trong nội tiết tố nữ đi kèm với kinh nguyệt có thể gây ra những bất ổn về cảm xúc chẳng hạn như cảm thấy chán nản hoặc bức bối tức giận. Nếu các triệu chứng này bắt đầu xuất hiện trước kỳ kinh và dần được cải thiện khi bắt đầu có kinh, rất có thể bạn bị mắc Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu thực phẩm nào nên dùng trong kỳ hành kinh không phải là thuốc. Các triệu chứng sẽ không cải thiện ngay lập tức và có thể không hiệu quả đối với một số người. Nếu bạn xuất hiện triệu chứng nặng hoặc kéo dài dai dẳng thì hãy đến bệnh viện ngay.
Cơ thể bị lạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến đau bụng kinh. Khi cơ thể bị lạnh, tuần hoàn máu kém đi, oxy và chất >dinh dưỡng sẽ không đến được tử cung đúng cách vì thế chức năng của tử cung bị suy giảm dẫn đến các cơn đau bụng tăng lên. Nếu bị đau bụng kinh, bạn nên ăn những thực phẩm làm ấm cơ thể để cải thiện lưu thông máu.
Gừng
Gừng là thực phẩm tiêu biểu có tác dụng làm ấm cơ thể. Bạn có thể dễ dàng kết hợp nó vào bữa ăn thường ngày chẳng hạn như xay nhỏ và cho vào đậu phụ hoặc cho vào súp.
Thực phẩm từ đậu nành
Thực phẩm từ đậu nành có chứa Isoflavone (một loại estrogen có nguồn gốc từ thực vật) hoạt động tương tự như hormone nang trứng (một trong những hoocmon nữ) vì vậy khi sử dụng có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng hoocmon trong cơ thể. Sự mất cân bằng hoocmon cũng liên quan đến các cơn đau kinh nguyệt do đó việc điều chỉnh được sự cân bằng hoocmon trong cơ thể có thể làm giảm bớt cơn đau bụng khi hành kinh. Tích cực ăn các thực phẩm từ đậu nành như natto (đậu nành lên men), đậu phụ, sữa đậu nành,...
Bạn có thể uống trà gừng đậu nành bằng cách thêm gừng và sữa đậu nành vào hồng trà nóng.
Giống như đau bụng kinh sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có liên quan đến chứng đau đầu và nổi mụn, mẩn đỏ trong kỳ kinh nguyệt. Do đó nên tích cực ăn các loại thực phẩm sau đây có thể giúp bạn cải thiện được các triệu chứng này.
Thực phẩm từ đậu nành
Như đã đề cập trước đó bổ sung Isoflavone có trong các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố do đó làm giảm chứng đau đầu.
Khi bị đau đầu sẽ rất dễ chán ăn nhưng với những món ăn như đậu phụ lạnh hoặc đồ uống nóng có thành phần sữa đậu nành sẽ rất dễ ăn ngay cả khi bạn không thèm ăn, còn giúp bạn bổ sung chất Isoflavone đang thiếu.
Các thực phẩm giàu vitamin B như gan, lươn, cá ngừ, trứng, sữa,…
Thiếu vitamin B sẽ khiến da bạn dễ nổi mụn, mẩn đỏ. Nếu bạn lo lắng về làn da bị nổi mẩn đỏ trong kỳ kinh nguyệt thì thì nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin B như gan, lươn, cá ngừ, trứng, sữa, natto và các sản phẩm từ sữa. Vitamin B không thể dự trữ trong cơ thể do đó điều quan trọng là phải được cung cấp mỗi ngày.
Vitamin được phân loại thành vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo, vitamin B là loại vitamin tan trong nước. Vitamin tan trong nước sẽ dễ hòa tan trong nước và dễ mất đi trong nhiệt độ cao nên cần rửa nhanh nguyên liệu khi ăn sống hoặc hấp chín.
Thiếu kali sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị sưng phù. Kali có nhiều trong các loại rau và trái cây như đậu đỏ, khoai tây, bí ngô, dưa chuột, cà chua, chuối và táo, cũng có trong rong biển và nấm. Kali là một loại khoáng chất có xu hướng bị đào thải cùng mồ hôi và nước tiểu vì vậy hãy tích cực bổ sung thêm khoáng chất này.
Kali có thể bị mất đi khi tiếp xúc với nước hoặc đun sôi. Vì vậy nên chọn một phương pháp nấu ăn phù hợp chẳng hạn như nấu súp hoặc ăn sống (rau củ).
Để giảm tình trạng thiếu máu thì cần phải bổ sung đủ chất sắt. Các loại thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, cải chân vịt, rong biển hijiki (xuất hiện ở các bờ biển Đông Á),…
Nếu bạn cảm thấy tình trạng bực bội, nóng nảy ngoài tầm kiểm soát của mình, tốt nhất bạn nên bổ sung canxi. Nó sẽ ức chế hệ thống thần kinh giao cảm và có tác dụng thư giãn.
Thực phẩm giàu canxi điển hình là các sản phẩm từ sữa như sữa bò và pho mai. Khi uống nên hâm sữa lại vì nó không chỉ giúp bạn bổ sung canxi mà còn giúp làm ấm cơ thể.
Theo Tokubai