Lá đinh lăng có thể dùng làm rau gia vị trong các món gỏi, nem chua. Vậy lá đinh lăng ăn sống có tác dụng gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Lá đinh lăng ăn sống có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người khi bắt gặp những gia đình ở quê sử dụng chúng như một loại rau gia vị trong bữa cơm.
Trên thực tế, đinh lăng là thảo dược rất quen thuộc, dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Một điểm đặc biệt là mùi của thân và lá cây khiến sâu bọ không dám đến gần, do đó người trồng không cần dùng đến thuốc trừ sâu nên rất an toàn khi ăn sống.
Lần đầu thưởng thức loại lá này sẽ rất khó đối với nhiều người do mùi hơi hăng khó chịu. Nhiều người còn tự hỏi liệu lá đinh lăng ăn sống được không hay lá đinh lăng ăn sống có tốt không. Nhưng một khi đã quen rồi, đảm bảo bạn sẽ nghiện chúng do loại lá này mang đến quá nhiều công dụng tuyệt vời cho >sức khỏe.
Sử dụng lá đinh lăng trong các bữa cơm gia đình rất an toàn, không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên thưởng thức với liều lượng vừa phải vì ăn nhiều cũng không mang lại kết quả tốt hơn mà ngược lại còn gây ảnh hưởng không tốt.
Trong lá đinh lăng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: saponin, tanin, glucozit, alkaloid, các acid amin ( lysine, methionine, cysteine,...) cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho con người.
Phần lớn các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc, nhất là củ. Tuy vậy, lá cũng là một nguyên liệu rất tốt không thể thiếu trong nhiều món ăn đặc sản.
- Bồi bổ khí huyết, giúp máu huyết lưu thông, phù hợp với bà mẹ đang cho con bú, giúp sữa về nhiều hơn.
- Ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả mề đay, mẩn ngứa, hỗ trợ trị ho ra máu.
- Lá đinh lăng có tính mát, vị đắng có thể giúp giải độc thức ăn, chữa lị.
- Giúp cải thiện tinh thần, làm dịu thần kinh.
- Trong lá đinh lăng chứa nhiều saponin (tương tự nhân sâm), vitamin B1 và 13 loại acid amin, giàu dưỡng chất nên có thể dùng để bồi bổ cơ thể sau bệnh.
- Giúp tăng lực, lợi tiểu, mát huyết, trị gầy yếu, suy nhược, tiêu hóa kém, mệt mỏi,...
- Nên tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa sạch lá, tốt nhất với nước muối trước khi sử dụng.
- Do lá đinh lăng có tính hoạt huyết nên sẽ không tốt cho phụ nữ đang mang thai, ngược lại chúng lại rất có lợi cho phụ nữ mới sinh và đang cho con bú.
- Thành phần saponin có mặt trong lá đinh lăng có tính phá huyết, có thể gây vỡ hồng cầu nếu dùng quá liều. Vì thế, chỉ nên ăn với lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe và đạt kết quả như mong muốn.
Nếu bạn đang mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,… thì có thể sử dụng lá đinh lăng để nấu nước uống chữa trị.
Chuẩn bị một ít lá đinh lăng tươi, đem đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi và sắc cùng với nước. Chờ đến khi nước đã sôi già thì chắt lấy nước để uống hàng ngày. Nên kiên trì áp dụng sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được giảm đáng kể.
Nếu không may bị thương và chảy máu, hãy dùng một nắm lá đinh lăng tươi giã nát và đắp vào vết thương. Lưu ý là bạn nên rửa sạch lá thuốc trước khi sử dụng. Vì điều này sẽ tránh làm nhiễm trùng thêm cho bệnh nhân khi sử dụng. Đắp lá thuốc đinh lăng giúp cầm máu hiệu quả và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
Nhờ vào tác dụng lợi tiểu mà cây đinh lăng được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận, nhất là sỏi thận. Để chữa chứng bệnh này hiệu quả, bệnh nhân chỉ cần lấy một ít lá đinh lăng ép nước uống, duy trì thực hiện hàng ngày để chúng mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.
Đau cơ, sưng khớp mang đến nhiều phiền toái, khó chịu cho người mắc phải. Để điều trị bệnh, hãy sử dụng khoảng 40g lá đinh lăng tươi đem đi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên vùng bị sưng đau. Chờ đến khi bã đã khô thì thay nguyên liệu khác. Cứ thường xuyên áp dụng cách này, các vị trí sưng đau sẽ được giảm bớt rất nhiều.
Chuẩn bị một ít lá đinh lăng tươi, mang đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ và phơi khô. Bảo quản chúng trong trong túi kín để dùng dần. Mỗi lần dùng, lấy khoảng 10 – 12g lá đinh lăng khô mang đi nấu lên với nước để uống thay nước lọc. Nếu kiên trì thực hiện hàng ngày thì các triệu chứng ho sẽ thuyên giảm đáng kể.
Không chỉ chữa được nhiều loại bệnh bằng cách uống vào cơ thể mà chúng ta còn có thể sử dụng lá đinh lăng để trị mụn.
Cách thực hiện đơn giản như sau: mang lá đinh lăng tươi đi rửa sạch, nên thêm vào một ít muối ăn rồi giã nhuyễn. Dùng hỗn hợp trên để đắp lên những vùng da đang bị mụn, chờ cho khô lại thì bỏ mặt nạ đi và rửa sạch với nước.
Muốn đạt được kết quả như mong muốn, hãy thực hiện phương pháp trên mỗi ngày một lần vào buổi tối. Cứ kiên trì làm theo cách này, chỉ sau 2 tuần, bạn sẽ thấy mụn giảm bớt, da dẻ cũng mịn màng hơn rất nhiều.
Dùng 24g lá đinh lăng tươi, 20g tang diệp, 20g lá vông, 16g liên nhục, 12g tâm sen. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một chiếc nồi và đun sôi lên cùng với 400ml nước.
Cứ đun nhỏ lửa trên bếp cho đến khi thấy lượng nước còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị chứng mất ngủ kéo dài, đầu óc khó tập trung, cơ thể mệt mỏi.
Ngoài phương pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng lá đinh lăng khô rang vàng, hạ thổ rồi đem làm gối. Gối đầu bằng lá đinh lăng có thể mang đến giấc ngủ ngon và sâu. Tinh thần cũng thoải mái hơn sau khi ngủ dậy.
Với những chị em sau sinh, việc tẩm bổ cho cơ thể bằng các món ăn vừa ngon, vừa an toàn là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng để nấu cùng cá, thịt, tạo thành các món ăn giúp lợi sữa, bồi bổ cho bà mẹ sau sinh.
>>> Xem thêm:
- Uống nước đinh lăng có tác dụng gì?
- Củ đinh lăng có tác dụng gì và chữa được bệnh gì?
Cách thực hiện: dùng 200g lá đinh lăng tươi đem đi rửa sạch. Thịt nạc lợn rửa sạch rồi thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Chuẩn bị một nồi nước, cho thịt vào nấu sôi, nêm nếm gia vị và cho lá đinh vào rồi đun cho vừa chín tới thì tắt bếp. Đổ canh ra tô và ăn khi còn nóng.
Thường xuyên ăn những món ăn được chế biến từ lá đinh lăng có thể giúp cơ thể phụ nữ sau sinh khỏe mạnh, có nhiều sữa cho con bú, đồng thời giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài hiệu quả.
Không chỉ được dùng để chữa bệnh, lá đinh lăng còn mang lại cho chị em phụ nữ một làn da trắng sáng, mịn màng. Bạn chỉ cần dùng một ít lá đinh lăng rửa sạch, nấu thành nước và pha chung với nước lạnh để tắm hàng ngày. Da dẻ không chỉ được cải thiện mà còn ngăn ngừa được ngứa do dị ứng, nhiễm khuẩn hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người biết được lá đinh lăng ăn sống có tác dụng gì cũng như hiểu thêm về công dụng chữa bệnh của loại lá này. Lá đinh lăng an toàn, không chứa độc tố nên có thể dùng thường xuyên trong mâm cơm gia đình, nhưng nên chú ý sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh gây hại cho sức khỏe.