Xoay quanh vấn đề ăn lá lốt có mất sữa không có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có người cho rằng “Có”, cũng có người cho là “Không”. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng?
- 2 cách chữa đau răng bằng lá lốt hiệu quả như dùng thuốc tây
- Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh trĩ
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ mất sữa. Một trong những nguyên nhân đó là chế độ dinh dưỡng hàng ngày chưa khoa học. Bởi bất kỳ thực phẩm nào mà mẹ nạp vào cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con. Vì thế, rất khó kết luận việc ăn lá lốt có mất sữa không? Hơn thế nữa, hiện nay cũng chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào chứng minh ăn lá lốt bị mất sữa.
Thực hư về việc ăn lá lốt bị mất sữa?
Lá lốt là loại rau quen thuộc đối với người dân Việt. Được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt, bò cuốn lá lốt… Có tác dụng rất tuyệt vời trong việc tăng cường sinh lý nam giới, điều trị tàn nhang…
Hơn nữa, theo Đông y, loại lá này có vị nồng, ấm, chống hàn dùng làm gia vị và làm thuốc giảm đau, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu… Đồng thời, nó còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
Trong y học hiện đại, đã phân tích được các thành phần trong lá lốt. Bao gồm Protein, Gluxit, Canxi, Photpho, Sắt, Vitamin C, Caroten… Đây đều là những dưỡng chất tốt, cần được bổ sung cho phụ nữ sau sinh để tăng cường tiết sữa, giúp nâng cao sức khỏe toàn diện cho cơ thể.
Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lạm dụng, ăn nhiều. Bởi việc ăn quá nhiều có thể dẫn tới hiện tượng tích tụ nhiệt trong người và gây nên cảm giác khó chịu. Thậm chí phản tác dụng, gây ra tình trạng mất sữa. Trung bình một tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa lá rau lốt để thay đổi khẩu vị. Chính vì vậy, việc bà đẻ ăn lá lốt có mất sữa không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thói quen ăn uống của bạn.
Do đó, để đảm bảo duy trì nguồn sữa cho con bú, mẹ hãy chú ý duy trì chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Trong đó, ăn uống khoa học có nghĩa là ăn đủ bữa, đúng giờ, đủ chất phối hợp nhiều loại thức ăn để đảm bảo bổ sung đa dạng nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó cần uống đủ nước, uống sữa để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, đang trong thời gian cho con bú mẹ cần ngủ nhiều, nghỉ ngơi, thư giãn tư tưởng. Tránh căng thẳng - vì đây là nguyên nhân hàng đầu dễ khiến mẹ bị mất sữa.
Các tác dụng tuyệt vời từ lá lốt mang lại cho mẹ sau sinh?
Chỉ cần chú ý một chút, các chị em hoàn toàn có thể khéo léo đưa lá lốt vào trong thực đơn hàng ngày để trị bệnh mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên cũng giống như bất kỳ các vị thuốc trong Đông y, đều cần phải dùng đúng liều lượng mới phát huy tối đa tác dụng. Cũng không từ thuốc tốt cũng thành thuốc độc.
Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh rất quan trọng. Mẹ cần được cung cấp năng lượng cho cơ thể phục hồi, có đủ sức chăm con. Đặc biệt có nguồn sữa chất lượng để nuôi con khỏe mạnh. Ngoài các chất dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ, photpho kali, canxi… thì lá lốt chứa một lượng lớn alcaloid, flavonoid. Đây là hai chất vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé trong thời gian đầu sinh con.
Đặc biệt, flavonoids rất cần thiết cho hoạt động của hầu hết các tế bào cũng như các cơ quan trong cơ thể. Chất này cũng là dưỡng chất hỗ trợ để hấp thu Vitamin C, tốt cho việc tăng trưởng và tái tạo mô. Hơn thế nữa, cũng rất cần thiết cho việc duy trì xương, răng và sản xuất collagen protein, để tạo ra các mạch máu và các mô cơ. Cơ thể một khi không có sự trợ giúp của flavonoid, các quá trình nêu trên sẽ không thể xảy ra, sẽ gặp rắc rối về mặt chuyển hóa.
Flavonoid cũng là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hệ miễn dịch, ngăn ngừa và đảo ngược mất cân bằng oxy hóa, hỗ trợ chữa bệnh ung thư.
Điều trị nám, tàn nhang
Sau sinh mẹ thường bị ám ảnh bởi các “vị khách không mời mà đến” như là nám, tàn nhang. Nguyên nhân là do cơ thể có sự lão hóa, rối loạn sắc tố… làm gia tăng bất thường của hắc sắc tố melanin trong da dẫn tới hình thành các vết nám, tàn nhang sậm màu.
Hơn nữa, sau sinh tâm lý phụ nữ hay thay đổi bất thường rất dễ bị căng thẳng, hay cáu gắt. Đặc biệt vô cùng nhạy cảm, nếu không được quan tâm và chăm sóc rất dễ bị stress, có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Đây cũng là tác nhân khiến cho nám, tàn nhang đậm màu hơn.
Tuy nhiên, bà bầu không cần quá lo lắng, chỉ cần tạo tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời sử dụng lá lốt để chữa trị. Tình trạng nám, tàn nhang sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Bởi lá lốt chứa rất nhiều tinh dầu, cùng các phenol, chất xơ. Loại lá này cũng chứa chất chống viêm, diệt khuẩn nên nhanh chóng xua tan nám, tàn nhang lại còn giúp tẩy tế bào chết rất tốt. Mang đến làn da đẹp mịn màng, vô cùng rạng ngời.
Tác dụng giúp trắng da
Các chị em sẽ bất ngờ với công dụng làm trắng da sau sinh với lá lốt. Hoạt chất alcaloid trong lá lốt không chỉ là một chất chống viêm mà còn là một thảo dược giúp trắng da vô cùng tự nhiên. Bạn chuẩn bị trước 1 nắm lá lốt, rửa làm sạch với nửa quả chanh tươi và 2 thìa muối trắng. Sau đó, cho lá lốt, muối vào 500ml nước và đun sôi. Khi nước đã sôi, vắt chanh vào và tắt bếp. Kế tiếp bạn dùng nước lá lốt để pha loãng ngâm bồn hoặc dội trực tiếp lên người. Thực hiện cách dưỡng trắng này 2 lần trong tuần, bạn sẽ thấy làn da có sự thay đổi rõ rệt.
Chữa bệnh phụ khoa sau sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ sau sinh tử cung giãn rộng, sản dịch tiết ra rất nhiều. Vì vậy, “cô bé” luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh phụ khoa. Hơn thế nữa khi sinh thường, các chị em thường phải rạch tầng sinh môn. Nếu sinh xong mà không chú ý tới việc giữ vệ sinh hoặc vệ sinh không sạch sẽ thì vết thương bị rạch sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.
Nhờ vào vị cay, tính ấm tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau nhức, các chị em có thể dùng 50g lá lốt cùng 30g nghệ và 20g phèn chua để vệ sinh vùng kín. Đầu tiên, lá lốt rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi, sau đó cho nghệ và phèn chua vào. Đổ nước ngập nước và đun với lửa nhỏ khoảng 15 phút thì tắt bếp. Để nguội, đổ nước rau thau nhỏ và dùng để rửa âm đạo. Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa mạnh vào tận sâu bên trong âm hộ. Thực hiện rửa liên tục trong vòng 7 ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm nhiễm giảm dần.
>>> Xem thêm:
- Uống nước lá lốt có tác dụng gì và cách nấu nước lá lốt
- Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh trĩ
Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh gút, giảm đau, ngăn ngừa các bệnh sinh lý, chữa ngộ độc thực phẩm… Vì vậy, các thầy thuốc Đông Y thường thu hái lá lốt gần như là quanh năm, rửa sạch, sao vàng hạ thổ, hoặc phơi khô sạch sẽ để dùng dần.
Qua đây có thể thấy được lá lốt có rất nhiều tác dụng tốt đối với phụ nữ sau sinh. Và việc ăn lá lốt có mất sữa không còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn và sinh hoạt của người mẹ. Vì vậy, để tốt cho sức khỏe của mẹ và lợi sữa cho con, bạn hãy sử dụng loại lá này một cách hợp lý.