Bài tập đơn giản này có những lợi ích đáng kinh ngạc đối với cơ thể, đặc biệt đối với những người không có nhiều thời gian tập thể dục mỗi ngày.

An Nhiên (t/h) 06:00 06/12/2021

Bàn chân là bộ phận cực kỳ quan trọng trên cơ thể nhưng ít người để ý tới. Trong y học Trung Quốc, nó được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể. Điều này là do bàn chân có rất nhiều huyệt đạo quan trọng, kết nối các kinh mạch khác nhau trong cơ thể.

Vì thế, việc mát-xa lòng bàn chân thường xuyên có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, còn có một động tác khác rất đơn giản nhưng có thể góp phần đả thông minh mạch, đó là kiễng chân.

Giáo sư Hiraki Ota tại trường Đại học Phúc lợi Y tế Quốc tế Nhật Bản cho biết: "Chỉ cần bạn kiễng chân lên và chịu được trọng lượng của cơ thể, nó sẽ kích thích xương giải phóng osteocalcin. Osteocalcin là một dạng protein tạo xương được sản xuất từ trong tế bào xương, có chức năng hoạt hóa các cơ quan của cơ thể, cải thiện khả năng nhận thức, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phòng ngừa tiểu đường".

Đừng coi thường động tác này, hành động kiễng chân tuy đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho >sức khỏe. Nếu kiêng trì thực hiện 10 phút mỗi ngày, bạn sẽ nhận được những lợi ích như sau:

1. Ngăn ngừa viêm khớp gối

Nhà vật lý trị liệu người Nhật Naoki Tanaka, tác giả cuốn sách sức khỏe bán chạy nhất Nhật Bản suốt 10 năm "Hyaku sai made aruku" (tạm dịch: Đi bộ tới 100 tuổi) nói rằng: "Nếu vòm bàn chân sụp xuống, chân sẽ bẹt đi, bạn có nguy cơ bị chấn thương khi đi lại và dễ bị ngã".

Kiễng chân giúp ngăn ngừa tổn thương khớp gối.

Khi tuổi tác tăng lên, nguy cơ này cũng tăng theo và dễ bị viêm khớp gối. Bàn chân dẹt ngoài yếu tố di truyền, nguyên nhân mắc phải khác là do tư thế không đúng, lười tập thể dục, khiến chất thải trao đổi chất tích tụ lại trong cơ thể.

Naoki Tanaka gợi ý rằng, cơ quan quan trọng nhất để xây dựng vòm bàn chân là cơ chày ở phía sau bắp chân. Việc dành ra một ít thời gian mỗi ngày tập kiễng chân sẽ hỗ trợ rất tốt để cải thiện tình trạng vòm bàn chân, khiến chân có độ cong cao và độ đàn hồi tốt hơn. Điều này có thể ngăn ngừa những tổn thương ở khớp gối do nhiều lý do gây ra.

2. Bảo vệ hệ thống tim mạch

Có rất nhiều người dành thời gian ngồi trước máy tính cả ngày để làm việc, ít khi tập thể dục. Việc ngồi lâu một chỗ không chỉ gây ra các vấn đề về cột sống cổ mà còn ảnh hưởng tới sự lưu thông máu trong cơ thể, khiến máu dễ đặc lại.

Việc kiễng chân có thể thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể và giữ nhịp tim ổn định. Kiễng chân cũng là một động tác tập thể dục đóng vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch. Vì thế, động tác đơn giản này vô cùng hữu ích đối với sức khỏe tim mạch và mạch máu não.

3. Đốt mỡ thừa, giúp giảm cân

Chuyên gia tư vấn về sức khỏe và >dinh dưỡng Nhật Bản, bà Katori Chiri cho biết: "Cơ thể con người giống như một con quay, cần duy trì sự cân bằng qua một trục trung tâm. Nếu trục trung tâm này bị lệch, rất dễ làm tăng gánh nặng sang một bên cơ thể. Điều này có thể dẫn tới đau thắt lưng, đau đầu gối, đau vai".

Kiễng chân giúp giảm cân

Trong khi đó, trục trung tâm mà bà Katori Chiri cho biết có liên quan tới nhóm cơ phụ trên cơ thể người. Nhóm cơ phụ này nằm ở đùi trong, khi cơ bị yếu đi sẽ dễ tích mỡ và béo phì ở đùi.

Việc kiễng chân có thể kích thích các nhóm cơ này, có lợi cho cả cơ xung quanh xương chậu, cơ vùng bụng dưới, cải thiện trao đổi chất, giúp đốt cháy calo. Ngoài ra, động tác kiễng chân còn giúp cải thiện tình trạng gù lưng, khiến vóc dáng trở nên đẹp hơn.

Bà Katori Chiri cũng cho biết thêm, sau khi sinh con ở tuổi 38, bà đã tăng 40kg. Vì quá bận rộn không có thời gian đến phòng gym nhưng nhờ kiêng trì kiễng chân mỗi ngày, bà đã giảm được 24kg và giảm 23cm vòng eo sau 3 tháng.

4. Ổn định huyết áp

Đối với người bị huyết áp cao, việc ổn định huyết áp rất quan trọng. Đại học Texas, Mỹ đã công bố một nghiên cứu quan trọng. Theo đó, những người không chủ động kiểm tra huyết áp thường xuyên có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn người bình thường tới 20%.

Shinohara Hiroki, giám đốc Phòng khám Shinohara Orthopedic Clinic Nhật Bản cho biết: "Việc kiểm soát huyết áp liên quan tới dây thần kinh tự chủ, tuyến tùng, tuyến yên trong não. Chúng ảnh hưởng lẫn nhau để kiểm soát hoạt động bình thường của dây thần kinh tự chủ và huyết áp. Chân là vùng phản xạ của tuyến tùng và tuyến yên, vì vậy việc tập trung vào ngón chân sẽ giúp điều chỉnh dây thần kinh tự chủ, cải thiện tình trạng cao huyết áp".

Nói như vậy có nghĩa động tác kiễng chân sẽ tác động tích cực đến việc kiểm soát huyết áp. Nếu kiên trì thực thực động tác này, sau một thời gian huyết áp sẽ dần ổn định hơn.

Nguồn: Sohu, EDH

Theo PHAN HẰNG/ Tổ Quốc