Cơn ngứa do mề đay gây ra khiến bạn phát cáu? Đừng lo, các bài thuốc dân gian sau đây sẽ giúp bạn dập tan cơn ngứa ngay tức thì. Cùng tham khảo cách trị mề đay bằng lá khế và muối ngay sau đây nhé!
Cách trị mề đay bằng lá khế rất hữu hiệu trong dân gian, được nhiều chị em rỉ tai nhau. Lá khế là >bài thuốc dân gian với nhiều dưỡng chất tốt cho >sức khỏe như kẽm, sắt, magie, photpho, vitamin C và chất chống oxy hóa.
Lá khế là loại quả có vị chua, chát, tính lành, rất tốt trong thanh nhiệt, giải độc. Nhờ đặc tính này mà lá khế trị được các chứng mẩn ngứa, nổi mề đay hiệu quả. Lá khế giúp thải độc tố tích tụ dưới da, giúp lợi tiểu, bài tiết độc tố ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn, trị tận gốc nguyên nhân chính gây ra ngứa ngáy, mụn nhọt.
Nhiều chị em thắc mắc nổi mề đay tắm lá gì sẽ trị dứt điểm ngứa ngáy? Câu trả lời là lá khế nhé! Có 5 cách trị mề đay tại nhà bằng lá khế được các bác sĩ khuyên dùng,
Bạn dùng 1 nắm lá khế và pha với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, sau đó rửa sạch. Tiếp tục vò nát lá khế bằng tay rồi cho vào nồi đun sôi khoảng 3 – 5 phút. Khi nước nguội bớt thì bạn tiến hành lọc lấy phần nước cốt, phần lá để riêng. Khi tắm, bạn có thể pha thêm một chút nước sạch, phần xác lá khế có thể tận dụng để chà xát lên vùng da nổi mề đay.
Dùng cách 2 này cũng mang lại hiệu quả cao, bạn dùng 1 nắm lá khế, rửa sạch với nước muối pha loãng, sau khi để ráo nước thì cho lá khế này sao vàng trên chảo nóng cho đến khi khế quắt lại thì cho vào một tấm vải sạch, thực hiện chà xát lên vùng da bị mề đay sẽ giảm ngứa nhanh chóng. Thực hiện hằng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Với cách nấu lá khế trị ngứa để xông hơi này cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Bạn dùng 1 nắm lá khế, rửa sạch cùng nước muối pha loãng rồi cho vào nồi nước để nấu sôi trong khoảng 4 – 5 phút tắt bếp. Cũng xông như xông hơi các loại lá khác, bạn đặt bếp ở một nơi an toàn rồi lấy ghế ngồi cạnh, dùng chăn phủ kín nồi nước lá khế và cơ thể. Xông cho đến khi nước nguội hoàn toàn thì tận dụng nước đó để tắm.
Bạn cũng cần chuẩn bị 1 nắm lá khế và một chút muối trắng loại to, lá khế cũng cần rửa sạch bằng nước muối pha loãng, để ráo nước, sau đó cho lá khế và muối hạt vào cối, giã nát hai nguyên liệu này với nhau. Tiếp đến, bạn vệ sinh thật sạch vùng da bị mề đay, đắp hỗn hợp đã được giã nhuyễn lên và massage nhẹ nhàng. Để tiện hoạt động, bạn có thể dùng băng gạc để cố định chỗ đắp trong vòng 20 phút rồi tắm lại với nước ấm.
Để nhanh chóng đẩy lùi mẩn ngứa do mề đay, bạn cần uống trực tiếp vào cơ thể, trị cả trong ngoài kết hợp để tăng hiệu quả của bài thuốc này. Khi dùng để uống, bạn có thể sử dụng các bộ phận khác của cây như rễ, vỏ cây, chứ không riêng gì lá khế.
Đối với uống nước lá khế thì bạn rửa sạch nắm lá khế, cho vào ấm đun với lửa nhỏ, khoảng 1 tiếng sau thì tắt bếp, lúc này tinh chất của lá khế cũng đã hòa vào nước. Sau đó bạn lọc lấy nước cốt, bỏ phần bã khế. Chỉ cần uống đều đặn ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Một vài lưu ý khi dùng cách trị mề đay bằng lá khế:
- Bạn có thể kết hợp tất cả các phương pháp nếu mề đay quá nặng, để tăng tốc quá trình trị liệu như xông, đắp và uống lá khế.
- Trường hợp bạn không có lá khế tươi, vẫn có thể dùng các bài thuốc đông y khác có thành phần lá khế theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tùy ý sử dụng bài thuốc kèm các thảo dược khác vì có thể xảy ra tác dụng phụ.
- Trong quá trình điều trị, để không xảy ra kết quả ngoài ý muốn, bạn cần tránh tiếp xúc với các loại côn trùng, thực phẩm và hóa chất có thể tăng dị ứng.
- Tắm lá khế chữa mề đay cho bà bầu vẫn áp dụng được và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thực hiện bằng cách xay hoặc giã lá khế lấy nước thoa vào vùng da đang nổi mẩn hoặc có thể nấu nước lá khế để tắm vì tính sát khuẩn kháng viêm có trong loại lá này làm giảm thiểu các triệu chứng ngứa khó chịu đó bệnh mề đay gây ra.
Không phải tìm đâu xa, bài thuốc quý có ngay trong căn bếp nhà bạn, đó chính là một gia vị thường dùng trong bữa ăn hằng ngày, muối! Các cách trị mề đay bằng muối sắp được hướng dẫn dưới đây sẽ là một bí kíp tiện dụng cho gia đình bạn.
Muối có tính sát khuẩn của muối rất cao giúp ngăn ngừa sự viêm nhiễm do mề đay gây ra và các triệu chứng nổi mẩn đỏ, sưng mủ và ngứa da sẽ mất đi nhanh chóng. Bên cạnh đó, người ta ưa dùng muối bởi nó rất lành tính, ít gây tác dụng phụ, trừ khi da bạn quá mẫn cảm. Khi dùng muối cũng không nên lạm dụng quá mức sẽ không tốt, chỉ tắm với độ mặn vừa phải trên vùng da mẩn ngứa.
Khi tắm hoặc ngâm với nước muối, cơn ngứa của bạn sẽ được làm dịu đi nhanh chóng. Cách thực hiện là dùng 2 thìa muối và 2 lít nước đun sôi, sau đó cho vào thau nước lạnh và ngâm tay , chân vùng bị nổi mề đay cho đến khi nước nguội thì dùng. Nếu vết thương không tiện, bạn có thể dùng băng gạc thấm vào chỗ nổi mề đay cần trị. Nếu không có thời gian và cần điều trị nhanh, bạn có thể dùng nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% để thay thế.
Khi nguyên nhân bị mề đay của bạn là do tính hàn hay nhiễm lạnh thì chọn phương án này để điều trị cực hiệu quả, vùng mẩn đỏ sẽ tan biến sạch sẽ. Bạn dùng 100 gram muối, rang nóng trên chảo, sau đó bọc vào trong một túi nhỏ hoặc khăn vải mỏng, thực hiện chườm lên vùng da bị ngứa mẩn đỏ cho đến khi nguội hẳn.
Đôi khi sự kết hợp với một nguyên liệu khác tạo ra một bài thuốc hữu hiệu hơn, đẩy nhanh quá trình điều trị, ở đây là sự kết hợp với vị thuốc quen thuộc là lá trầu không. Với tính kháng viêm cao, loại lá này kết hợp cùng tính sát khuẩn của muối sẽ làm lành vết thương hiệu quả, khi bạn tắm lá trầu không và nước muối sẽ chặn ngay triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ.
Cách dùng khá đơn giản, chỉ cần đun sôi 2 lít nước cùng 5 lá trầu không trong vòng 5 phút. Sau đó trộn nước này cùng 1 muỗng muối vào thau nước lạnh đã chuẩn bị sẵn và tắm sạch vùng bị mề đay.
Khi dùng các cách trị mề đay bằng lá khế và bằng muối muốn đạt hiệu quả nhanh nhất thì người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất >dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong quá trình ủ bệnh, các dưỡng chất nhiều vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả như cam, quýt, kiwi…