Vùng nhạy cảm của phụ nữ nếu sử dụng nhầm loại thuốc không tốt thì không những làm bệnh trở nên khó cứu vãn mà còn gặp phải một số biến chứng ngoài mong muốn. Do đó, phụ nữ hay chọn thảo dược dân gian vì độ an toàn của chúng khá cao. Vậy thực hư lá trầu không chữa viêm phụ khoa như thế nào?
- Vô tình mắc bệnh phụ khoa chỉ vì những thói quen tưởng vô hại
- 7 thực phẩm chị em càng ăn càng đẹp lại ngừa được bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Lá trầu không là loại thảo dược rẻ tiền và thông dụng trong dân gian bởi chúng là bài thuốc gần gũi với trẻ sơ sinh và cả người lớn. Có tin đồn rằng lá trầu không chữa viêm phụ khoa rất hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu về vị thuốc này nhé!
Lá trầu không chữa bệnh gì?
Lá trầu không là bài thuốc thân thiện của người dân bởi nó có rất nhiều công dụng từ làm lành vết thương đến trị bệnh khó tiêu, trị hơi thở hôi, giảm cân, đau bụng và viêm phụ khoa.
Lá trầu không làm lành vết thương
Lá trầu không chứa nhiều chất polyphenol, chavicol, chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm tuyệt vời. Rất đơn giản, chỉ cần bôi lá trầu không lên vết thương, tiếp tục dùng nhiều lá trầu phủ lên trên và quấn lại, sau vài ngày sẽ thấy vết thương lành lại.
Lá trầu không trị bệnh khó tiêu
Khi bị khó tiêu về đường tiêu hóa và xảy ra các hiện tượng đầy hơi, xì hơi…thì có thể nhai lá trầu không để giảm thiểu tình trạng trên. Vì chúng giúp sản xuất nước bọt nhiều hơn, giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất và dưỡng chất tốt hơn. Một cách khác để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn là thoa nước lá trầu không lên bụng.
Lá trầu không trị nám
Một công dụng khác của lá trầu không được nhiều chị em phụ nữ tin dùng là làm mặt nạ trị nám. Công thức là rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng, mang luộc lá trầu không, vớt ra để ráo xay nhuyễn cùng phần nước luộc lúc nãy.
Sau đó cho lá trầu không đã xay vào nồi nước đun cho tới khi tạo thành một hỗn hợp keo, bảo quản trong tủ lạnh trong hộp kín, mỗi lần dùng 1 thìa thoa lên vùng bị nám, tàn nhang, dùng liên tục trong 10 ngày.
Ngăn chặn mùi cơ thể
Nếu bạn nặng mùi mồ hôi như hôi nách, hôi bẹn, hôi do kinh nguyệt thì rửa sạch lá trầu không, giã nát chắt lấy nước rồi thoa lên cơ thể. Một cách khác là lấy một nắm lá trầu không, ngâm hoặc đun trong nước nóng, sau đó cho một muỗng cà phê đường trắng vào, uống khi còn nóng.
Trị hơi thở hôi và đau họng bằng lá trầu không
Nhờ khả năng kích thích tuyến nước bọt mà lá trầu không sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn ở miệng, từ đó cân bằng cách khôi phục lại độ pH, hạn chế hơi thở hôi một cách hiệu quả. Chất kháng khuẩn và chống viêm cũng hỗ trợ trị đau họng cho người dùng, đồng thời làm giảm viêm cuống và ống phổi trong bệnh viêm phế quản.
Tác dụng giảm cân
Bất ngờ hơn là lá trầu không còn có tác dụng trong tăng cường trao đổi chất, giúp tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa, bài tiết độc tố và nước ra khỏi cơ thể. Ngoài ra khi dùng trực tiếp thì lượng chất xơ còn giúp giảm táo bón.
Lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Một công dụng tuyệt vời lá trầu không mang lại cho chị em phụ nữ là trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Chỉ cần rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng, vò nát với muối, đun sôi và mang đi xông vùng kín tầm 10 phút, lau sạch lại vùng kín bằng khăn khô.
Chứng rối loạn cương dương ở nam giới
Đối với nam giới thì lá trầu không có tác dụng làm giãn mạch máu, trị trầm cảm và chứng rối loạn cương dương. Cách dùng là nhai một hoặc hai lá trầu không sau bữa ăn.
Cách dùng lá trầu không rửa vùng kín
Lá trầu không rửa vùng kín có tốt không? Trong lá trầu không chứa nhiều đường, tinh dầu cũng như các hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể phụ nữ qua vùng kín tạo ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như nấm…Vậy cách dùng lá trầu không rửa vùng kín như thế nào?
Trước tiên, chị em cần chọn loại lá trầu không sạch, không dính thuốc trừ sâu…nếu không khi dùng sẽ gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn. Chị em mang lá trầu không rửa sạch với nước muối pha loãng.
Vò nát, nấu lá trầu không rửa vùng kín với nước sôi, sau khi nước nguội bớt thì chị em có thể xông lá trầu không trị viêm phụ khoa hoặc thấm với khăn sạch, lau vùng kín nhẹ nhàng, lưu ý không được thụt rửa sâu bên trong vì sẽ bị nhiễm trùng. Dùng thường xuyên khoảng 2 – 3 tuần/1 lần sẽ cải thiện được các bệnh viêm nhiễm như nấm, huyết trắng, ngứa ngáy…
Chị em lưu ý khi đun nước lá trầu không rửa vùng kín thì không dùng khi nước quá nóng để không bị bỏng, không sử dụng nước nấu để qua đêm, không ngâm vùng kín quá lâu và không dùng nước trầu không quá đặc.
Lá trầu không trị ngứa vùng kín bằng cách nào?
Bên cạnh việc rửa vùng kín bằng lá trầu không, chúng tôi gợi ý cho chị em thêm nhiều cách khác nhau để chị em lựa chọn như ngâm và xông để dùng lá trầu không trị ngứa vùng kín và trị khí hư vùng kín. Chị em chúng ta có thể tham khảo để áp dụng cho mình nhé!
Cách 1: Ngâm rửa vùng kín bằng lá trầu không
- Lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch với nước muối pha loãng, vò nát rồi cho vào nồi nước.
- Đun sôi và để trong khoảng 5 – 10 phút cho tinh chất tiết ra hết thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu để nguội bớt (có thể pha thêm nước sạch cho mau nguội).
- Rửa, ngồi xuống chậu ngâm vùng kín, không thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ làm mất độ cân bằng PH, gây viêm nhiễm tổn thương các cơ quan bên trong.
- Dùng khăn bông sạch thấm khô trước khi mặc quần.
Cách 2: Xông vùng kín bằng lá trầu không
- Lá trầu không chọn lá không thuốc trừ sâu, không nhiễm hóa chất, rửa sạch cho vào nồi cùng ít muối hạt đụn sôi.
- Nấu khoảng 15 phút cho nước sôi, hạ lửa nhỏ trước khi tắt bếp.
- Đổ nước lá trầu không ra chậu nhỏ để nguội bớt rồi ngồi xông.
- Ngồi cao hơn để hơi nước bốc lên tới vùng kín, không nên ngồi quá thấp có thể gây bỏng.
- Xông khoảng 10 phút sau đó có thể dùng nước lá này để rửa lại vùng kín.
>>> Xem thêm:
- Lá trầu không chữa bệnh phụ khoa: Mẹo hay chị em nên biết
- Tác dụng của nước lá bàng: “Thần dược” rẻ tiền trị bệnh phụ khoa cho chị em
Cách bảo quản lá trầu không
Bạn không chắc chắn độ an toàn của lá trầu không mua bên ngoài và sử dụng lá trầu không tại vườn nhà người quen ở xa thì làm sao để bảo quản một lượng lớn là trầu không để dành dùng dần? Giải pháp bảo quản lá trầu không ở ngay đây, bạn nhé.
Bạn nên chọn lá trầu tươi sẽ bảo quản được lâu hơn. Do đó không nên rửa hết lá trầu trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng đến đâu thì lấy một lượng vừa đủ mang rửa cùng nước muối pha loãng trước khi thực hiện rửa hoặc xông vùng kín.
Để giữ lá trầu xanh luôn tươi thì bạn nên điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh từ 1 – 4 độ C. Vì nhiệt độ cao hơn 4 độ C các vi khuẩn sẽ hoạt động khá mạnh, nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến lá trầu không bị đóng băng và nhanh hỏng hơn. Nếu bạn cần bảo quản lâu hơn nữa thì có thể dấp nước, hoặc cho vào túi hút chân không để giữ lá trầu tươi.
Đây là các phương pháp dân gian sử dụng lá trầu không chữa viêm phụ khoa cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chị em chỉ nên áp dụng cách trên khi bệnh ở mức độ vừa và nhẹ. Trước khi áp dụng lá trầu không để trị liệu, cần thông qua sự đồng ý của bác sĩ.
Đối với trường hợp bệnh viêm nhiễm nặng hoặc có biến chứng bất thường, cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và tư vấn kịp thời, không tùy tiện dùng thuốc mà không có sự chỉ định bác sĩ chuyên khoa.