Hoa hồi là loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam và thế giới. Mời các bạn cùng tìm hiểu hoa hồi có tác dụng gì đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây.
Hoa hồi có tác dụng gì là chủ đề khá thu hút với nhiều người. Bởi vì chúng là loại gia vị có mặt khá nhiều trong các công thức nấu ăn của người Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Nhưng ít người biết rằng trong y học cổ truyền thì hoa hồi có công dụng giúp kiện tỳ vị, làm mạnh gân xương, điều trị đau xương khớp và một số chứng bệnh rất hay.
Cây hồi có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một loại cây xanh trồng được quanh năm. Hoa của cây hồi còn có tên khác là đại hồi hay bát giác hồi hương (nghĩa là quả tám cánh có hương thơm).
Cây hồi thường ra hoa vào tháng 3-5, kết quả tầm tháng 6-9. Hoa hồi thường mọc đơn ở nách lá. Hoa xếp theo chùm từ 2-3 bông, cuống ngắn và to. Cánh hoa hồi thường xếp vào nhau và có từ 5-6 cánh màu hồng thẫm. Quả hồi kép thường gồm 6-8 đại, có đường kính 2,5-3cm và xếp thành hình sao. Khi quả hồi còn non, chúng sẽ có màu xanh lục. Đến khi già, quả hồi sẽ chuyển sang màu nâu sẫm với kích thước đài lớn hơn, tầm 10-15mm, phần đầu có mũi nhọn.
Cây hồi được trồng nhiều ở nước ta tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn,.. và trở thành sản vật quý hiếm, mang lại nguồn lợi kinh tế cho người thân nơi đây.
Với đặc tính thơm và ấm, hoa và quả hồi được sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Quả hồi khô có thể xay thành bột hay đặc chế thành tinh dầu. Hoa hồi có hương thơm đặc trưng cùng công dụng tăng sức đề kháng, giảm đau, khử khuẩn.
Người ta có thể sử dụng hoa hồi như một loại thảo dược giúp khắc phục tình trạng đầy hơi rất tốt. Cách dùng là đun sôi vài chùm hoa hồi cùng với 2 cốc nước/sữa trong vòng 15 phút. Sau đó, lọc lấy nước, để nguội và thưởng thức. Nước hoa hồi cũng có thể được dùng để hỗ trợ chữa chứng đau bụng do ăn không tiêu ở trẻ nhỏ.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Medical Mycology, hoa hồi mang đến cho con người khả năng kháng nấm mạnh, từ đó phòng ngừa các bệnh nhiễm nấm như candida rất hiệu quả. Ngoài ra, loại thảo dược này cũng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng miệng và họng an toàn.
Theo tạp chí Medicinal Food thì nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mà hoa hồi giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây viêm phế quản hoặc hen suyễn hiệu quả. Hoa hồi cũng có giúp long đờm, làm dịu cổ họng và giúp giảm đi các cơn ho hen. Uống trà hoa hồi hoặc sữa hoa hồi cũng giúp cải thiện >sức khỏe đáng kể cho người bị viêm phế quản.
Thành phần Acid shikimic dồi dào có mặt trong hoa hồi có thể giúp kháng virus, từ đó ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh rất tốt. Acid shikimic có thể phát huy tối đa công dụng hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm khi kết hợp chúng với chất chống oxy hóa quercetin.
Chúng ta có thể sử dụng tinh dầu hoa hồi thường xuyên để massage các khớp, giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau lưng dưới hoặc đau các vùng xương, khớp.Bên cạnh đó, chúng còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả.
Bạn có thể tìm mua tinh dầu hoa hồi hoặc tự làm chúng đơn giản bằng cách ngâm bột hoa hồi hoặc hoa hồi khô vào dầu olive hoặc dầu dừa, sau một thời gian thì mang ra sử dụng bôi lên những khu vực bị đau nhức.
Dân gian Trung Quốc nổi tiếng với bài thuốc lợi sữa từ hoa hồi. Trà hoa hồi hoặc sữa hoa hồi có thể giúp tăng tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Hợp chất anethole có trong hoa hồi có tác dụng rất tốt giúp tăng cường nội tiết tố nữ ở chị em tuổi trung niên.
Nhờ tính chất giúp an thần hiệu quả, lành tính mà hoa hồi có thể mang đến cho bạn một giấc ngủ sâu hơn. Hãy uống một cốc sữa ấm ngâm hoa hồi trước khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bổ sung hoa hồi thường xuyên trong chế độ ăn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, ung thư hiệu quả.
Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây của Anh, trong hoa hồi chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, nên chúng sẽ giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại tới tế bào. Vì thế, sử dụng hoa hồi như một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.
Sau khi biết được hoa hồi chữa bệnh gì thì bạn có thể áp dụng chúng vào >đời sống hằng ngày. Hoa hồi hoàn toàn có thể sử dụng để ăn như một loại gia vị tạo hương thơm đặc trưng cho món ăn bằng cách sấy khô và tán mịn thành bột. Bạn cũng có thể dùng chúng để ngâm rượu hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh hiệu quả.
Hoa hồi là một loại gia vị không thể thiếu trong món bò kho truyền thống, chúng giúp tạo cho món ăn hương vị thơm ngon đặc trưng rất hấp dẫn, kích thích vị giác.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nạm bò, hoa hồi, ngũ vị hương, quế, tỏi, cà rốt, sốt cà chua, sả, gia vị.
Cách thực hiện:
- Cắt thịt bò loại ngon thành những miếng vừa ăn, sau đó ướp bò cùng với tỏi băm, ngũ vị hương, đường, muối khoảng 15-30 phút cho gia vị ngấm đều vào thịt bò.
- Đặt nồi lên bếp, cho dầu và thả tỏi băm, sả, hoa hồi, quế vào đảo đều cho dậy mùi thơm.
- Cà chua bổ cau và cho vào và xào qua cùng thịt bò đã ướp.
- Đổ nước lọc hoặc nước dùng vào hầm cùng với thịt bò trên lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng.
- Kiểm tra khi thịt bò gần mềm thì cho cà rốt vào nấu cùng.
- Nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Nếu thích nước dùng có độ sệt thì có thể thêm nước bột năng vào và khuấy đều cho sánh trước khi tắt bếp.
- Món ăn này thưởng thức ngon nhất khi còn nóng cùng rau thơm bao gồm: hành lá, rau mùi, rau ngổ,…
Khi nấu nước dùng phở truyền thống, muốn món ăn thơm ngon và có hương vị đặc trưng, bạn có thể thả 3-5 quả hồi vào nước dùng xương.
Loại rượu phù hợp nhất để ngâm hoa hồi là rượu 50-60 nồng độ cồn. Với nồng độ này, các loại vi sinh vật có hại trong hoa hồi cũng sẽ bị loại bỏ hết, đồng thời kích thích cho tinh dầu và dưỡng chất có trong hoa hồi tiết ra nhiều nhất.
Tỷ lệ ngâm rượu hoa hồi thường là 1:10 (1kg hoa hồi ngâm cùng với 10 lít rượu). Do đặc tính của hoa hồi là khá cứng và khó ngấm nước nên khi ngâm rượu cần phải đậy nắp kín. Rượu hoa hồi nên được ngâm trong bình hoặc chum bằng sành sứ để chúng phát huy được tối đa tác dụng và dậy được mùi thơm đặc trưng.
Sau 1-2 tháng, bạn có thể mang rượu hoa hồi ra sử dụng để giúp phòng ngừa cảm cúm cũng như chữa một số bệnh đau nhức xương khớp.
Mặc dù có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc sử dụng hoa hồi cũng cần phải lưu ý một vài điều như sau:
- Không được tùy ý sử dụng hoa hồi với liều lượng quá nhiều vì thành phần cis-athenol có trong hoa có thể thể gây ngộ động cho người sử dụng.
– Khi dùng tinh dầu hoa hồi cho da cần nên thử trước để tránh dị ứng, ngứa đỏ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn biết được hoa hồi có tác dụng gì cũng như cách sử dụng loại hoa này mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Bất cứ loại thảo dược nào cũng có người hợp, người không; bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.