Hiểu đúng về đau dây thần kinh cổ sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, chúng ta cùng tìm hiểu để áp dụng cho chính mình và người thân nhé!

Thảo Phạm 15:26 02/04/2020

Đau dây thần kinh cổ là bệnh hay gặp ở nhân viên văn phòng, các vận động viên và người già, bệnh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một vài kiến thức về bệnh này sẽ giúp người bệnh giảm thiểu những mệt mỏi, khó chịu trong sinh hoạt thường ngày.

Đay dây thần kinh cổ là triệu chứng gây bất tiện và đau nhức cho người bệnh trong mọi sinh hoạt và công việc
  1. Đau dây thần kinh cổ

Đau dây thần kinh cổ vai gáy là gì?

Bệnh đau dây thần kinh vai gáy là khi người bệnh có triệu chứng đau ở vai, xương bả vai, đau vai gáy mạn tính. Bệnh này thường bắt đầu từ phần khớp vai, dây chằng, sau đó trở nặng ảnh hưởng đến các cử động và di chuyển cánh tay hoặc vai.

Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy, có thể kể đến:

- Hoại tử vô mạch tức là xương bị hoại tử do thiếu máu cục bộ.

- Cánh tay bị chấn thương làm rối hệ thống các dây thần  kinh dẫn truyền  tín hiệu từ phần cột sống đến bả vai và cánh tay.

- Gãy cánh tay hoặc bị gãy phần xương đòn, xương quai xanh, trật khớp vai, hội chứng đông đặc khớp vai, tổn thương dây chằng giữa xương đòn và xương bả vai.

- Viêm xương khớp, viêm đa cơ do thấp khớp, viêm khớp nhiễm trùng, viêm gân, các bệnh lý rễ tủy cổ, đau dây thần kinh cổ.

- Bong gân và căng cơ, đứt, rách gân, rách sụn, hội chứng lối thoát ngực gây chèn ép mạch máu giữa khu vực dây thần kinh xương đòn và xương sườn đầu tiên.

Cách điều trị dây thần kinh cổ

Cách điều trị đau dây thần kinh cổ

Để giảm cơn đau ở phần vai gáy thì bạn nên biết cách tự chăm sóc tại nhà như sử dụng thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ, chườm đá lên chỗ đau từ 15 – 20 phút, một ngày có thể chườm nhiều lần, nghỉ ngơi và tránh hoạt động nhiều khiến chỗ đau nặng hơn.

Khi có các biểu hiện đau phần vai gáy, kèm khó thở hoặc ngực bị đau thắt chặt, nhồi máu cơ tim hoặc bị chấn thương dẫn đến bị biến dạng khớp vai, không thể xoay vai, không thể nhấc cánh tay, xuất hiện các cơn đau dữ dội, sưng đột ngột thì đến bác sĩ hoặc trạm y tế gần nhất để thăm khám, tránh đau dây thần kinh cổ trở nên khó điều trị.

2. Chèn dây thần kinh gây tê tay là gì?

Khi có cảm giác đau nhức và ngứa râm ran ở tứ chi thì có thể bạn đang bị >chèn dây thần kinh gây tê tay. Các triệu chứng của bệnh chèn dây thần kinh gây tê tay là đau các ngón tay, cánh tay hoặc đau nhức ở vùng đĩa đệm lan rộng xuống phần thắt lưng và hai chân.

Triệu chứng của bệnh chèn dây thần kinh gây tê tay

Triệu chứng của chèn dây thần kinh gây tê tay

Khi có các cảm giác sau đây có nghĩa là bạn đang gặp phải bệnh chèn dây thần kinh gây tê tay, lưu ý nhé!

- Vùng thắt lưng đau nhức

- Khi vận động thấy đau nhức

- Viêm, đỏ, sưng ở vùng bị đau

- Có cảm giác ngứa ran hoặc đau tại khu vực dây thần kinh bị chèn hoặc các vị trí lân cận.

- Cảm giác vùng cơ yếu dần.

- Giảm tính linh hoạt của cơ bắp và các khớp xương

- Vận động khó khăn kể cả các hoạt động nhẹ thường ngày.

Nguyên nhân chèn dây thần kinh gây tê tay

Nguyên nhân chèn dây thần kinh gây tê tay

Khi bị chèn dây thần kinh gây tê tay, có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương như gãy xương, bong gân, rạn xương, hoặc cũng có thể do các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần như duỗi cổ tay quá mức khi xài chuột máy tính của nhân viên văn phòng gây ra hội chứng ống cổ tay, khiến dây thần kinh giữa ống cổ tay bị tắc nghẽn, lượng máu đến các khớp và ngón tay bị giảm đi, gây ra hiện tượng tê tay.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác đến từ bệnh lý như bệnh tiểu đường, thoát vị đĩa đệm cột sống, béo phì làm tăng áp lực lên cột sống và gây chèn ép thần kinh, huyết áp cao, mắc các khiếm khuyết bẩm sinh, các rối loạn về dây thần kinh, bị rối loạn chức năng tuyến giáp, sự xuất hiện của các khối u nang và u, viêm khớp dạng thấp, phụ nữ mang thai hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh.

Điều trị chèn dây thần kinh gây tê tay

Thông thường, đối với bệnh nhân bị chèn dây thần kinh gây tê tay, các bệnh nhân sẽ được bác sĩ xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng bằng phương pháp điện cơ, chụp cộng hưởng MRI, siêu âm, kiểm tra dẫn truyền dây thần kinh.

Một số trường hợp sẽ được bác sĩ cấp thuốc để ngăn ngừa tình trạng đau nhức, tê bì tay như thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc tác dụng lên dây thần kinh, thuốc corticosteroid dạng uống, thuốc steroi dạng tiêm.

Bên cạnh đó, các phương pháp vật lý trị liệu luôn được sử dụng nhiều nhất như chườm nóng, chườm lạnh, massage, xoa bóp.

Khi dây thần kinh bị chèn sẽ gây ra đau nhức thì thực hiện chườm nóng và lạnh sẽ làm tăng tuần hoàn máu. Cách thực hiện là chườm đá lạnh 3 -4 lần mỗi lần kéo dài 15 phút, sau đó luân phiên chườm nóng ở ngay vị trí bị chấn thương, điều này sẽ giúp cơ bắp và các khớp được nuôi dưỡng, hoạt động tốt hơn.

Massage nhẹ nhàng ở vùng tổn thương là liệu pháp hiệu quả để giảm áp lực lên dây thần kinh giúp cơ bắp và khớp xương được thư giãn, từ đó giảm đau nhanh chóng. Dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng chấn thương và không nên làm mạnh tay vì sẽ tác động không tốt đến lớp mô sâu dưới da.

Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi bệnh có chuyển biến xấu và có nhiều biến chứng nguy hiểm, thực hiện phương pháp này thì các bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô gây chèn ép lên dây thần kinh như mô sẹo, các mảnh xương và đĩa đệm.

Phòng ngừa dây thần kinh gây tê tay như thế nào?

Phòng ngừa bệnh bằng cách có chế độ ăn uống khoa học, không uống rượu bia, nước ngọt có gas

Phòng ngừa là cách tốt nhất để người bệnh không bị đau đớn và bất tiện khi bị bệnh và cũng giúp cho bệnh tránh tái phát và phát triển nặng hơn.

Nên thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục đều đặn giúp máu tuần hoàn tốt hơn, các cơ và xương khỏe mạnh, tăng tính đàn hồi, dẻo dai cho cơ bắp, cải thiện tình trạng các cơ bắp và khớp xương không linh hoạt, hạn chế tình trạng đau nhức tê bì tay.

Dùng nẹp cổ tay là một biện pháp hiệu quả để các khớp xương được giữ cố định, hạn chế tổn thương dây thần kinh. Ngoài ra, cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể từ các thực phẩm có lợi cho những người bị chứng chèn ép dây thần kinh như nước cam, rau cải xanh, hạt dẻ, hạnh nhân và cá hồi.

Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thức uống có cồn và thức uống có gas, không hút thuốc lá và các chất độc hại cho cơ thể. Hạn chế sử dụng những đồ ăn cay mặn, loại thực phẩm giàu béo, giàu đạm như thịt chó hay các thức ăn đóng hộp.

Khi trở mùa, các cơn đau nhức sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, do đó cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nên vận động đi lại thường xuyên, tránh ngồi một chỗ quá lâu hoặc lặp lại một hành động thường xuyên.

Phòng tránh và nắm kỹ năng chăm sóc đau dây thần kinh cổ để bảo vệ sức khỏe bản thân bạn và gia đình

Mong rằng các kiến thức về đau dây thần kinh cổ sẽ bổ ích cho bạn để kịp thời xử lý, tránh bệnh bị chuyển nặng gây các biến chứng khó lường. Để an toàn, bạn nên khám >sức khỏe định kỳ để theo dõi nhưng thay đổi của cơ thể, kịp thời phòng tránh và can thiệp.

Thảo Phạm | Theo Phụ nữ sức khỏe