Thật khó để tránh khỏi những nguy cơ bệnh tật được cảnh báo. Trong đó, những yếu tố từ môi trường, thói quen có thể phát sinh bệnh tình nguy hiểm, được kể tên như ung thư.
Như chúng ta cũng đã biết, >ung thư là một trong những căn bệnh hàng đầu thế giới có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng. Có rất nhiều nhóm ung thư mà người bệnh có thể mắc phải. Khi mắc bệnh, cơ thể hao mòn dần, những giấc ngủ trở nên khó khăn, cơ thể chán ăn, mệt mỏi thường xuyên,... Đặc biệt, một số triệu chứng chúng ta có thể gặp phải khi đi ngủ sau đây được chỉ ra tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Trên hết, chúng ta cần phòng tránh quyết liệt.
Co giật hoặc chuột rút tay, chân
Dấu hiệu co giật hoặc chuột rút tay chân có thể được chỉ ra cơ thể bạn đang tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật. Thường xuyên mắc các dấu hiệu này vào ban đêm được chỉ ra thường thấy ở những người mắc bệnh ung thư, phổ biến như các loại: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư thận, u não…. Co rút tay chân hay chuột rút không theo quy luật nào, bệnh có thể đi kèm với mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
Chứng chuột rút khi ngủ ban đêm (thường gọi là chuột rút đêm) có thể gây đau đớn, phá vỡ giấc ngủ. Một khi xảy ra tình trạng này nhiều lần, tốt hơn bạn nên đi thăm khám >sức khỏe càng sớm càng tốt.
Thường xuyên mất ngủ
Một giấc ngủ quan trọng bao nhiêu, việc mất giấc ngủ được chỉ ra dấu hiệu của các căn bệnh tiềm ẩn, trong đó có ung thư. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể lặp đi lặp lại vào nửa đêm hoặc khoảng 3 - 4 giờ sáng. 1 khi đã tỉnh giấc, cơ thể sẽ luôn bị trằn trọc, rất khó để chìm vào giấc ngủ trở lại và gần như không hề thuyên giảm bằng việc dùng thuốc thông thường được xem là một trong những nguy cơ nghiêm trọng.
Trước những dấu hiệu cảnh báo ung thư, tốt nhất, bạn nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng điều khiển cơ thể không bị lệch giờ sinh học, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Chú ý giờ giấc có sự nhất quán, đúng giờ mỗi ngày sẽ phòng tránh bệnh tật hiệu quả.
Tức ngực, khó thở hoặc ho dai dẳng
Dấu hiệu của ho vốn dĩ không đến mức nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu đau tức, khó thở hoặc ho dai dẳng. Bệnh tập trung vào ban đêm, gây ra ho khan, kèm theo khó thở, uống thuốc không khỏi, các khối u gây chèn ép các cơ quan nội tạng. Cơn ho có thể đi kèm tức ngực hoặc khó thở, cũng có khi là cả 3 triệu chứng cùng lúc có thể cảnh báo ung thư phổi phát triển mạnh mẽ.
Tốt nhất, gặp tình trạng này, bạn nên đi khám để bảo vệ sức khỏe sớm nhất có thể.
Đau nhức xương
Việc đau nhức xương thông thường do làm việc có thể không gây hại. Tuy nhiên, đau nhức xương thường xuyên, đau dai dẳng và nặng hơn vào ban đêm từ trong xương có thể nhắc nhở dấu hiệu ung thư.
Khi gặp tình trạng này, cơ thể cũng đau lên từng cơn, mệt mỏi, khó nạp thức ăn, Các vị trí đau nhiều nhất thường ở cột sống, xương sườn, xương chậu, xương đùi và xương chân phát triển di căn xương bao gồm ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến giáp.
Cách phòng tránh ung thư hiệu quả
Bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, căn bệnh nguy hiểm hàng đầu thế giới là điều quan trọng. Do đó, hãy chú ý cách sinh hoạt, chế độ ăn uống, thói quen để duy trì sức khỏe bền vững:
- Ăn uống lành mạnh: Theo tiến sĩ Amadi, "Chế độ ăn uống không lành mạnh chứa quá nhiều tinh bột, muối và chất béo có thể gây ra nhiều bệnh kèm theo như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2, có thể làm tăng thêm tổn thương cho cơ thể”.
- Tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh có khả năng tăng cường miễn dịch, làm suy yếu khả năng chống ung thư của các tế bào miễn dịch và đẩy nhanh sự phát triển của khối u. Tránh sự cám dỗ của nhiều món ngon như thịt nướng, gà rán, hải sản, lẩu và các món tráng miệng khác nhau giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hay tái phát, di căn.
- Tránh thức khuya: Một giấc ngủ đều đặn, đúng giờ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống bệnh tốt hơn thông thường. Những người ngủ đúng giờ hoàn toàn có hiệu quả bảo vệ cơ thể. Người khỏe mạnh hay bệnh nhân ung thư đều cần cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.
- Tránh xa bức xạ: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới: lượng bức xạ hàng năm mà cơ thể con người nhận được ở mức an toàn là không vượt quá 5mSv. Cơ thể cần tránh các bức xạ gây tổn thương da và các tế bào trong cơ thể. Bạn nên bôi kem chống nắng, che chắn kĩ càng khi ra ngoài để bảo vệ cơ thể.
- Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư phổi ở cả nam giới và nữ giới. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, vòm miệng, họng, thanh quản, thực quản, thận, bàng quang, tá tràng, tử cung, thận, dạ dày, ruột già và hậu môn, gan...
- Tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp làm tăng nguy cơ bệnh phổi, bao gồm ung thư phổi, bệnh mạch vành và đau tim. Ngay cả khi bạn không hút thuốc lá, việc tiếp xúc với thuốc lá một cách thụ động cũng khiến bạn có nguy cơ bị ung thư cao. Tốt hơn, nên loại bỏ thuốc ra khỏi cuộc sống.
- Tập thể dục thể thao: Thường xuyên hoạt động chân tay sẽ ít bị mắc các bệnh ung thư hơn so với những người chỉ quen ngồi một chỗ. Theo nhiều nghiên cứu, người hoạt động nhiều cũng giảm được 16% nguy cơ so với những ai lười vận động, đặc biệt là phụ nữ.
Thực tế cho thấy, tập thể dục không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp phòng tránh ung thư. Chú ý thói quen tập luyện đều đặn, tập xen kẽ các ngày. Các môn thể thao có thể >luyện tập hàng ngày như chạy bộ, đi bộ, bơi lội hoặc tham gia các loại hình khác như: Erobic, tập thể hình, yoga… để nâng cao sức khỏe, sẽ mang lại lợi ích.