Được biết đến là những loại trái cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, bưởi cần lưu ý với một số nhóm người.
- 5 thành phần thêm cùng mật ong đốt cháy chất béo, giảm cân hiệu quả
- Thêm những món này vào sữa chua gia tăng tuổi thọ, chống lão hóa, ngừa loãng xương hiệu quả: phụ nữ nào cũng nên tận dụng
Với thành phần dồi dào vitamin, loại quả ‘anh em’ với cam quýt còn được xem như một loại thức ăn lành mạnh để dưỡng nhan, trị bệnh, thích hợp cho các chị em có mong muốn giảm cân. Tuy nhiên, việc ăn bưởi cần cân nhắc nếu thể trạng bạn mắc một số loại bệnh đặc biệt được các chuyên gia khuyến cáo.
Các lợi ích trong bưởi
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, 100 gram bưởi thô có 30 kcal năng lượng, 0,04 gram chất béo, 0,76 gram protein, 0,034 miligam thiamine, 0,027 milligrams riboflavin, 0,22 milligrams niacin, 0,036 milligram vitamin B6, 0,11 milligram. Các chất dinh dưỡng khác trong trái cây họ cam quýt là 9,62 gram carbohydrate, 1 gram chất xơ, 61 miligam vitamin C, 6 miligam magiê, 17 miligam photpho, 216 miligam kali, 1 miligam natri.
Khi ăn loại trái cây này, có thể ngay lập tức kể ra các tác dụng ngay tức thì như:
- Nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa: Nếu bạn bị nóng miệng, nhợt nhạt, chán ăn, phân cứng, bạn có thể ăn 5 - 6 miếng bưởi để được nhuận tràng. Vì bưởi chứa nhiều chất xơ, kích thích đường ruột co bóp. Hàm lượng chất xơ cao trong bưởi có lợi cho sức khỏe tiêu hóa, thúc đẩy sự vận động trong đường tiêu hóa. Ăn bưởi sẽ giúp giảm táo bón hiệu quả.
- Tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể: Hàm lượng vitamin phong phú, đặc biệt vitamin C ngay lập tức có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch, bưởi có thể giúp chống lại sốt, ho, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn khác.
- Hạ đường huyết: Dồi dào kali và rất ít calo, naringenin trogn bưởi có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường, cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Thường xuyên ăn bưởi sẽ có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Vitamin trong bưởi giúp kiểm soát huyết áp và mức cholesterol, cải thiện sức khỏe tim, giúp loại bỏ chất thải và tạp chất, giảm căng thẳng cho trái tim của bạn, do đó hạn chế sự khởi phát của các cơn đau tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ giảm cân: Ăn bưởi giúp no lâu nhưng lại ít calo, bưởi đồng thời có hàm lượng chất xơ phong phú, hạn chế nhu cầu ăn liên tục. Nó giúp giảm chất béo bằng cách đốt cháy hàm lượng đường và tinh bột trong cơ thể tuyệt vời.
- Tốt cho người bệnh ung thư: Giàu bioflavonoid, ăn bưởi có lợi trong việc chống ung thư. Tiêu thụ trực tiếp bưởi giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư đường ruột, vú và tuyến tụy. Nó cũng giúp loại bỏ estrogen dư thừa. Cùng với đó, đặc tính chống oxy hóa của bưởi giúp chống lại các tế bào ung thư.
- Tăng cường sức khỏe xương: Giàu kali và canxi, bưởi có lợi cho việc xây dựng sức mạnh xương. Các chất điện giải như natri, kali và magiê, bưởi có thể giúp chữa đau cơ do chuột rút. Nó giúp điều trị bất kỳ sự thiếu hụt chất lỏng và chữa mất nước bằng cách cung cấp cho cơ thể một lượng chất lỏng và chất điện giải đầy đủ.
- Làm đẹp da: Hàm lượng vitamin C cao trong bưởi sở hữu các đặc tính chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra nếp nhăn, nhược điểm và đốm đồi mồi. Tiêu thụ thường xuyên bưởi bảo vệ làn da của bạn khỏi các dấu hiệu lão hóa sớm.
Những nhóm người không nên ăn bưởi
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém
Sự thực nếu bạn có những vấn đề về tiêu hóa, bệnh về đau dạ dày, việc tiêu thu bưởi không đúng cách sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Đặc biệt, khi bạn lạm dụng việc ăn bưởi, các axit, chất hữu cơ bên trong sẽ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua. Do đó, bạn tránh ăn khi bụng đói hoặc ăn quá nhiều một lúc.
Người bị bệnh thận
Với một số nhóm người bệnh như: tiểu đường, ung thư, bưởi góp phần tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, bưởi lại không tốt cho người mắc bệnh thận. Bưởi chứa nhiều kali, ăn nhiều sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Sẽ khó chuyển hóa các ion kali dư thừa. Ở người suy thận giai đoạn cuối thường có rất nhiều nguy cơ do thận đã hoàn toàn mất chức năng và một trong những biến chứng nguy hiểm đó là biến chứng do kali máu tăng.
Tổng lượng kali trong toàn cơ thể (bao gồm trong tế bào, khoảng kẽ và trong máu vào khoảng 50mEq/kg cân nặng với 98% lượng kali ở trong tế bào. Nồng độ kali máu bình thường dao động từ 3,5 - 5,5mEq/L. Khi lượng kali máu trên 5,5mEq/L được gọi là tăng kali máu và khi lượng kali tăng trên 6,5mEq/L có thể gây những loạn nhịp nguy hiểm cho bệnh nhân.
Người đang dùng thuốc
Bưởi có chứa "furanocoumarin", chất này có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu cao, đặc biệt là những người dùng 6 loại thuốc sau: thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ lipit máu, thuốc an thần, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh... Đang dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi ăn bưởi.
Bưởi thường có vị chua, tụ đờm, người bị phong hàn cảm mạo cũ, nhiều đờm cũng không nên ăn bưởi.
Người lạnh tay, chân
Bưởi có tính hàn, tuy tốt nhưng người thiếu khí, chân tay lạnh cần lưu ý là không được ăn bưởi. Lạnh tay chân có nhiều lý do, từ bệnh mạch máu, tim mạch, tiểu đường đến bệnh tự miễn hay di truyền.
Trong đó, nhiều bệnh về mạch máu như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy giãn tĩnh mạch khiến bên trong thành mạch mạch máu nhỏ lại do bị đóng bờ hay xơ cứng, khiến dòng chảy máu qua mạch khó khăn hơn, dẫn đến dễ bị lạnh tay chân hơn. Bệnh về tim như suy tim hay hở van tim khiến việc bơm máu đến những nơi xa xôi thiếu hiệu quả.
Do đó, bạn đều cần lưu ý khi mắc những căn bệnh này và nạp thực phẩm cho cơ thể.
Cách ăn bưởi tốt nhất
- Nên ăn cả lớp màng trắng bám ở đáy múi bưởi: Khi tách múi bưởi, nhiều người tìm mọi cách bóc hết lớp màng trắng dưới đáy múi bưởi vì thấy nó không ngon như phần tép bưởi. Nhưng theo các chuyên gia, đây lại chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ, vậy nên đừng bóc quá kỹ khi ăn.
- Nên ăn bưởi hơn là uống nước ép bưởi: Trừ khi trẻ nhỏ hoặc người già hoặc người ốm, đau răng khó có thể nhai được thì mới sử dụng nước ép bưởi bởi phần tép bưởi là lượng chất xơ tự nhiên quý giá mà chúng ta nên tận dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Nên ăn ngay sau khi tách múi: Bưởi có mùi thơm dễ chịu và có thể bị thiu, mất nước nếu chúng ta để quá lâu. Vì vậy nên ăn sau khi tách bưởi để đảm bảo lượng dưỡng chất và tươi ngon.