Tác dụng của trà mãng cầu nhận được sự chú ý trong nhiều năm gần đây do tác dụng giảm cân và điều trị được các loại bệnh, trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, một căn bệnh quái ác khiến ai cũng hoang mang.
Gần đây, các chị em phụ nữ truyền tay nhau một loại trà thần thánh nhưng vô cùng quen thuộc. Đó chính là trà làm từ mãng cầu. Tác dụng của >trà mãng cầu khiến tôi thật sự tò mò, chúng ta cùng tìm hiểu về loại trà này nhé!
Trong thế giới trà phong phú như trà trắng, trà xanh, trà olong, trà đen được ưa chuộng tại Việt Nam thì có một loại trà mang tên trà mãng cầu được làm từ lá mãng cầu xiêm với những công dụng ít ai ngờ tới. Trà mãng cầu xiêm trị bệnh gì? Cụ thể như sau:
Trong thành phần của lá mãng cầu xiêm có chất làm đào thải axit uric ra khỏi máu, làm giảm các cơn đau do viêm khớp chân và bàn tay. Từ đó có khả năng điều trị bệnh Gout hiệu quả.
Người xưa thường dùng trà cô đặc nấu từ các chiết suất từ vỏ cây, rễ, lá và cuống của mãng cầu xiêm để giảm sưng viêm trong vết thương, ngăn ngừa kháng khuẩn làm loét và nấm trên vết thương.
Nhiều người không chọn uống thuốc tây để điều trị thấp khớp bởi sợ nóng trong người và kháng sinh mà ưu ái uống trà từ lá mãng cầu xiêm như một phương thuốc đông y để chống viêm làm giảm các cơn sưng đau của bệnh thấp khớp.
Không quá phức tạp để thực hiện liệu trình trị bệnh này. Bạn chỉ cần đun sôi vài lá mãng cầu xiêm, nghiền nát rồi đắp lên chỗ đau và đắp ngày 2 lần lên chỗ bị đau.
Theo các chuyên gia thì tác dụng của trà mãng cầu còn hữu hiệu trong điều trị bệnh chàm eczema do trong lá mãng cầu chứa các chất steroid tại chỗ. Cách điều trị rất đơn giản, chỉ cần giã nát lá mãng cầu rồi đắp lên vùng da bị chàm, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Khi bạn dễ dàng mắc phải các chứng bệnh do thời tiết thay đổi như ho, cảm lạnh đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động rất yếu. Do đó trà mãng cầu xiêm sẽ cần thiết lúc này để hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp cơ thể phục hồi >sức khỏe.
Các vi khuẩn gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ bị hạn chế, lây lan thông qua niệu đạo, niệu quản, bàng quang và thận. Trà lá mãng cầu xiêm sẽ chống lại các vi khuẩn này rất hiệu quả.
Tác dụng của trà mãng cầu xiêm còn hỗ trợ trong điều trị cao huyết áp. Với phương thuốc này thì người bệnh cần nấu trà không chỉ ở lá mà kết hợp cả rau cần và rễ nhàu thành một hỗn hợp nước uống như trà (bỏ bã) và dùng mỗi ngày để duy trì huyết áp ổn định.
Tác dụng của trà mãng cầu gai năm 2013 nghiên cứu cho rằng chúng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tụy, ung thư phổi và ung thư kết tràng. Trong nước ép mãng cầu sẽ tiêu diệt được tế bào ung thư cao gấp 10.000 lần so với hóa trị mà không gây ra tác dụng phụ.
Ngoài các công dụng trị bệnh trên thì trong ngành >làm đẹp, trà mãng cầu giảm cân được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng.
Bên cạnh trà mãng cầu được làm từ lá, chúng ta cùng khám phá thêm về quả mãng cầu xiêm xem có thể tận dụng được tất cả các bộ phận trên loại cây này không nhé!
Nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin C và nước mà loại thực vật này giúp quá trình đốt cháy chất béo diễn ra nhanh, khi sử dụng sẽ có cảm giác no và no lâu làm hạn chế nạp lượng thức ăn tiếp theo vào cơ thể gây béo. Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa nữa đó.
Trong mãng cầu có chất chống oxy hóa làm tăng cường hệ miễn dịch khiến bạn trẻ lâu, chứa nhiều khoáng chất, photpho, canxi ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Tuy nhiên, một số thành phần khác có trong quả và lá (khi nấu trà) sẽ chống chỉ định cho một số trường hợp sau:
- Người đang dùng thuốc hạ huyết áp: Mãng cầu xiêm có tác dụng hạ huyết áp vì vậy người đang dùng thuốc này không nên uống trà lá mãng cầu.
- Người đang dùng thuốc tiểu đường: Mãng cầu xiêm có thể làm tăng tác dụng của thuốc.
- Người mắc bệnh gan hoặc thận: Mãng cầu xiêm có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá nhiều.
- Người có lượng tiểu cầu thấp: Mãng cầu xiêm làm giảm số lượng tiểu cầu vì vậy nhóm đối tượng này cũng không nên sử dụng mãng cầu xiêm.
- Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng. Đặc biệt, không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm trong các trường hợp phụ nữ có thai vì sẽ gây ức chế tim.
Nước trà mãng cầu xiêm có một điểm kỳ diệu là khi pha lên vẫn giữ được đặc tính của nó, có hương thơm, vị ngọt hơi chát và rất dễ uống. Nào, bỏ túi ngay cách pha trà mãng cầu xiêm để dùng mỗi ngày, bạn nhé!
- Bước 1: Lá mãng cầu xiêm mua ngoài chợ (chỗ uy tín lá sạch chất lượng) hoặc lấy từ vườn nhà trồng.
- Bước 2: Phơi khô lá mãng cầu xiêm trong khoảng 1 – 2 nắng.
- Bước 3: Mỗi lần uống dùng khoảng 15 lá mãng cầu xiêm đã phơi khô hoặc 100gram rửa sạch cho vào nồi nấu cúng 1 lít nước sôi.
- Bước 4: Đun lửa nhỏ cho đến khi nước cô đặc còn một nửa lượng nước.
- Bước 5: Để nguội hoặc uống khi còn ấm.
- Bước 1: Chọn trái hơi non, ít nở gai, chưa có dấu hiệu sắp chín, nên trồng hái ở ngoài vườn hoặc mua ở nơi uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
- Bước 2: Hoa mãng cầu xiêm rụng kết hợp làm trà chung với trái cũng sẽ rất thơm sau khi chế biến. Đầu tiên, bạn rửa sạch trái và hoa, với trái để nguyên vỏ, sau đó chẻ đôi theo chiều ngang và tiếp tục xẻ dọc thành miếng nhỏ. Tiếp đó tách bỏ phần hạt rồi bào hoặc xắt thành từng lát mỏng.
- Bước 3: Phơi khô tất cả ngoài nắng sao cho lát mãng cầu hanh khô nhưng vẫn giữ được màu tươi.
- Bước 4: Sấy tất cả các lát mãng cầu sau khi phơi nắng trên chảo như sấy các thảo dược khác cho đến khi vừa khô vàng thì tắt bếp.
- Bước 5: Dùng hộp kín để đựng thành phẩm. Mỗi lần sử dụng lấy ra một ít pha với nước nóng như pha trà bình thường. Dùng khi còn ấm là ngon nhất!
Để trà có hương thơm quyến rũ và đậm vị hơn, khi dùng hãy cho thêm khoảng 2 muỗng mật ong và nấu bằng ấm inox nhé!
Có thể thấy, trà mãng cầu rất được ưu ái trong điều trị nhiều loại bệnh lý như đường huyết, tiêu hóa, tim mạch, ung thư…Tất cả đều đến từ những thành phần phong phú có trong lá và quả của loại thực vật này như vitamin, khoáng chất dồi dào gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, canxi, kali, axit gentisic, annonol và quan trọng nhất là chất chống oxy hóa cực mạnh từ alkaloid, acetogenin trong điều trị các tế bào gốc tự do ung thư.
>>> Xem thêm:
- Công dụng của lá mãng cầu xiêm là gì? Có chữa được ung thư không?
Thật đáng tiếc nếu như chúng ta bỏ qua tác dụng của trà mãng cầu, các chị em đảm đang, thông thái hãy cùng nhau chia sẻ bí quyết pha trà để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu.