Tình trạng bệnh nhân đau nửa đầu vai gáy bên trái tăng nhanh trong nhiều năm trở lại đây, chủ yếu là nhân viên văn phòng. Vậy bằng cách nào để thuyên giảm và điều trị dứt điểm?
Đau nửa đầu vai gáy bên trái là hiện tượng xảy ra nhiều nhất ở dân văn phòng. Cơn đau làm người bệnh mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và khó vận động cổ. Do đó, một vài phương pháp phòng và điều trị đúng cách sau đây hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Người bệnh thường hoang mang đau vai gáy và nửa đầu bên trái là bệnh gì? Bởi vì chúng ta không thể chủ quan, tất cả các căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra những biến chứng xấu khó lường ảnh hưởng đến >sức khỏe và gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.
Những con đau sau gáy là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, nếu như cơn đau kéo dài sẽ có những chuyển biến xấu như mất cảm giác tay, teo cơ, liệt nửa người.
Khi người bệnh mắc phải chứng gai cột sống cổ thì thần kinh sẽ bị chèn ép, dẫn đến rối loạn tiền đình, mất phản xạ, teo cơ, liệt nửa người hoặc nghiêm trọng hơn là tàn phế. Tất cả đều bắt nguồn từ dấu hiệu đau mỏi nửa đầu vai gáy bên trái.
Một căn bệnh khác cũng bắt đầu từ dấu hiệu của bệnh đau nửa đầu vai gáy bên trái là u não. Thời gian đầu là buồn nôn, sợ sáng, sau đó người bệnh sẽ thấy liệt các chi, liệt dây thần kinh sọ não, mờ mắt và rối loạn ý thức.
Khác với u não, thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cổ, bệnh gai cột đốt sống cổ cũng có dấu hiệu đau nửa đầu vai gáy bên trái nhưng đây là một căn bệnh bẩm sinh gây dị dạng ống thần kinh, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
Đối với hội chứng nhiễm siêu vi thì người bệnh cũng có cảm giác mỏi ở vùng cổ gáy kèm theo các triệu chứng như cứng cổ, ói, sợ ánh sáng, sốt cao, uống thuốc không có tác dụng và loại bệnh này thường rơi vào đối tượng chính là trẻ nhỏ.
Xuất huyết não là loại bệnh rất nguy hiểm vì chúng diễn biến rất nhanh chóng, người bệnh không kịp kiểm soát. Bệnh thường xảy ra vào lúc ngủ và đến bất ngờ, diễn biến cụ thể là đột ngột đau đầu sau gáy, hôn mê nhanh, liệt nửa người, đột quỵ.
Bệnh này thường rơi vào đối tượng lớn tuổi, khoảng trên 50 tuổi. Cơn đau diễn ra cũng nhanh chóng làm người bệnh khó chịu, bệnh thường hay đi cùng các bệnh lý khác và có thể dẫn đến đột quỵ.
Khi người bệnh có các tiền sử bệnh như viêm khớp vai, thoái hóa khớp, trật khớp vai cũng sẽ gặp tình trạng đau đầu sau gáy kèm theo các biểu hiện đổ mồ hôi trộm, da nhợt nhạt, mệt mỏi.
Bệnh này thường là đau một nửa bên đầu trái. Tuy nhiên bệnh không dừng lại ở một bên mà có khi luân chuyển qua bên kia. Cơn đau thường có cường độ thoáng qua đến dữ dội, đau ngắn hoặc kéo dài nhiều giờ không thuyên giảm và xuất hiện từng cơn.
Tìm hiểu nguyên nhân đau nửa đầu sau gáy bên trái để có hướng phòng tránh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.
Nguyên nhân thường thấy nhất là làm việc sai tư thế ở dân văn phòng do ngồi trên máy tính thường xuyên và những người lao động chân tay như mang vác những vật nặng ở cổ, vai.
Một nguyên nhân khác nữa là do thói quen sinh hoạt như khi ngủ hoặc nằm xem tivi và đọc sách thì gối đầu quá cao hoặc giữ ở 1 tư thế sau quá lâu. Stress, căng thẳng quá mức trong một môi trường làm việc khắc nghiệt cũng gây ra đau nhói phía sau đầu bên trái.
Bị chấn thương vùng cổ trong quá trình sinh hoạt, lao động hoặc chấn thương do >luyện tập thể thao hay co cơ, chuột rút do thiếu khởi động trước khi tập cũng là một nguyên nhân làm chèn dây thần kinh và mạch máu gây ra bệnh đau nửa đầu vai gáy bên trái.
Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ, thức khuya, giờ giấc sinh học thất thường, dùng quá nhiều caffeine và bia rượu cũng làm rối loạn chức năng não gây ra đau đầu, choáng váng và cứng cơ cổ, vai.
Đầu tiên chúng tôi hướng đến là cách xử trí nhanh tại nhà để các bạn có thể phòng chống và giảm đau nhanh nhất trước khi có thời gian đến bác sĩ thăm khám và điều trị.
- Không nằm nghiêng về một bên quá lâu, nhất là phái bên trái.
- Không cúi gục cổ xuống bàn làm việc nhiều hoặc ngả đầu về phía sau quá lâu như tư thế ngủ trưa tại văn phòng.
- Cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần để cơn đau giảm nhanh và uống nhiều nước.
- Sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau quá dữ dội (chuẩn bị sẵn theo chỉ định thuốc của bác sĩ).
- Bấm huyệt thái dương, chườm lạnh, chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt và áp dụng các liệu pháp massage để giảm đau nhanh chóng.
- Thực hiện các bài tập hỗ trợ: Nằm ngửa trên giường, đẩy tay và đầu ra khỏi giường, hai tay đua ra phía sau. Rời vai ra khỏi giường, tiếp tục cho phần đầu hạ thấp xuống rồi lại nâng lên, cứ như vậy lặp đi lặp lại.
Lưu ý, bài tập sẽ hiệu quả hơn khi vùng cơ cổ được kéo căng hết mức và thả lỏng cơ thể một cách tự nhiên.
Cỏ xước và lá chìa vôi là 2 phương thuốc chính trong điều trị bệnh đau vai gáy và nửa đầu bên trái.
- Cỏ xước: chuẩn bị 500g các loại thảo dược như ngải cứu, lá lốt, cỏ xước. Sau đó đem rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô và lấy 30g hỗn hợp đun với nước để uống mỗi ngày.
- Lá chìa vôi: chuẩn bị chìa vôi, tầm gửi, cỏ xước, dền gai, cỏ ngươi, lá lốt mỗi thứ 20g. Tất cả đem rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước uống thay trà mỗi ngày.
- Cây mật gấu: mật gấu già khoảng 8 lá mang rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, sau đó pha cùng 1 cốc bia, uống 2 lần/ ngày.
Bạn có thể tự uống thuốc không kê toa để giảm đau tạm thời có bạn tại các tiệm thuốc tây như Paracetamol, Acetaminophen; thuốc kháng viêm không Steroid Aspirin, Ibuprofen; thuốc giãn cơ vân Myonal. Hoặc sử dụng nhóm thuốc kê toa theo chỉ định của bác sĩ như thuốc kháng viêm Steroid Corticoid, Glucosamin sulfat.
Phương pháp phản hồi sinh học là liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh đau vai gáy, căng thẳng thần kinh và mỏi cơ, chủ yếu là theo dõi, kiểm soát cơ thể với phản ứng kích thích bên ngoài để tiến hành thư giãn. Trong trường hợp bệnh đau đầu diễn biến nặng thì nên cân nhắc phương pháp phẫu thuật hở hoặc nội soi.
>>> Xem thêm:
- Đau nửa đầu sau gáy bên phải: hồi chuông cảnh báo bạn cần lưu ý
- Đau nửa đầu bên phải phía sau: Có thể bạn đã mắc 1 trong 5 bệnh nguy hiểm
Tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên trái này xảy ra thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy bệnh không quá nghiêm trọng nhưng nếu diễn biến kéo dài và không có biểu hiện thuyên giảm thì người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và có hướng điều trị đúng cách.
Tuyệt đối không tự điều trị bệnh bằng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định vì nếu có bệnh lý đi kèm sẽ gây ra các tác dụng phụ ngoài mong muốn.